BỔ NHIỆM TS.Nguyễn Thị Dung Huệ làm Trưởng khoa Tiếng Anh Thương Mại

354

TS. Nguyễn Thị Dung Huệ chính thức nhận quyết định bổ nhiệm làm Trưởng khoa Tiếng Anh Thương Mại vào tháng 7 năm 2016. Trước khi được bổ nhiệm làm Trưởng Khoa Tiếng Anh Thương Mại, TS. Nguyễn Thị Dung Huệ từng giữ chức Phó trưởng khoa Tiếng Anh Thương Mại.

TS. Nguyễn Thị Dung Huệ là một cán bộ quản lý có chuyên môn tốt, luôn sát sao quan tâm tới công việc chung của cả Khoa. TS. Nguyễn Thị Dung Huệ cùng với toàn thể CBVC và giảng viên của khoa Tiếng Anh Thương Mại luôn đóng góp công sức hết mình để xây dựng tập thể khoa Tiếng Anh Thương Mại ngày càng vững mạnh, đoàn kết, và đào tạo ra được các lớp sinh viên ưu tú phục vụ cho xã hội.


QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO

2006-2011: Nghiên cứu sinh, chuyên ngành Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội

2000: Diploma Ngôn ngữ ứng dụng, SEAMEO – RELC, Singapore

1998-2000: Thạc sỹ, chuyên ngành Kinh tế phát triển – Dự án Cao học Kinh tế Phát triển Hà lan – Việt Nam – Đại học Kinh tế Quốc dân

1992-1997: Cử nhân Kinh tế đối ngoại – Đại học Ngoại thương Hà Nội

1992-1996: Cử nhân tiếng Anh – Đại học sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội

ĐÀO TẠO NGẮN HẠN KHÁC

5/2005-9/2005: Thực tập sinh về Ngôn ngữ, Old Dominion University, Virginia, USA

KINH NGHIỆM CHUYÊN MÔN

9/2011-tới nay: Đại học Ngoại thương Hà Nội – Phó Trưởng Khoa Tiếng Anh Thương mại, Chủ nhiệm Bộ Môn Kinh Doanh Quốc tế, giảng viên môn Kinh doanh Quốc tế và Nguyên lý Kinh tế

6/2007-9/2011: Đại học Ngoại thương Hà Nội – Chủ nhiệm Bộ Môn Kinh Doanh Quốc tế, giảng viên môn Kinh doanh Quốc tế và Nguyên lý Kinh tế

2006-nay: Đại học Quốc gia Hà Nội  – Giảng viên môn Kinh doanh Quốc tế và Nguyên lý Kinh tế

7/1997-6/2007: Đại học Ngoại thương Hà Nội – Giảng viên môn Kinh doanh Quốc tế và Nguyên lý Kinh tế

CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Nguyễn Thị Dung Huệ (2006), Công nghiệp phụ trợ Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Binh Dương, Số 15 (106).

2. Nguyễn Thị Dung Huệ (2006), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Mỹ đối với hàng thủy sản nhập khẩu, Thông tấn xã Việt Nam, số 2164 (366).

3. Nguyễn Thị Dung Huệ (2006), Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với khu vực Đông Á, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Trường Đại học Ngoại Thương, số 17.

4. Nguyễn Thị Dung Huệ (2009), Tác động tương hỗ giữa công nghiệp hỗ trợ và đầu tư trực tiếp nước ngoài: Bài học về phát triển công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan và Malaysia đối với Việt Nam, Hội thảo quốc tế “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kinh nghiệm của Nhật Bản và một số nước Châu Á”, Hà Nội, tháng 12/2009

5. Nguyễn Thị Dung Huệ (2011), Vận dụng nguyên lý kinh tế học trong việc xây dựng cơ sở lý thuyết và thực tiễn nhằm đề xuất hiệu chỉnh một số văn bản chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trường Việt Nam, Đề tài cấp bộ do PGS. TS Hoàng Yến chủ trì đang thực hiện, Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Dung Huệ (2011), Phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may của Việt Nam từ bài học kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực, Tạp chí Khoa học Thương mại, Trường Đại học Thương mại, số 43.

7. Nguyễn Thị Dung Huệ (2011), Kinh nghiệm phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) dệt may của một số quốc gia trên thế giới, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, Trường đại học Ngoại Thương, số 47.

8. Nguyễn Thị Dung Huệ (2011), Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may của Việt Nam, Hội thảo quốc tế “Hội nhập: Hợp tác và cạnh tranh”, thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2011.

9. Phản biện Sách dịch “Financial Markets and Institutions”, Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, 2011.

10. Nguyễn Thị Dung Huệ (2011), “Teachers’ written feedback on first-year students’ writings at FTU Hanoi”, Hội thảo quốc tế, Cambodia 2011.

11. Nguyễn Thị Dung Huệ (2011), “Rèn luyện tư duy phê phán trong môn học Kinh doanh quốc tế”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 26.