NĂNG LỰC ĐÀO TẠO; CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHUYÊN NGÀNH TATM

833

1. NĂNG LỰC ĐÀO TẠO

1.1. Đội ngũ giảng viên và cán bộ (tính tới 1/2012):

– 22 giảng viên, trong đó:

+ 01 PGS Tiến Sỹ

+ 20 Thạc Sỹ, 07 NCS, 04 đang chuẩn bị làm NCS

+ 01 học viên Cao học

+ 10 giảng viên đã và đang được đào tạo tại nước ngoài, 09 giảng viên đã tu nghiệp ngắn hạn tại nước ngoài

– 01 chuyên viên trình độ Thạc Sỹ.

1.2. Chất lượng chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo chuyên ngành TATM được xây dựng trên chương trình khung của Bộ GD-ĐT, phát triển trên cơ sở các chương trình Tiếng Anh có uy tín lâu năm, và có tham khảo các chương trình và môn học tương tự của các trường ĐH có kinh nghiệm khác. Chương trình cũng được thường xuyên cải thiện theo phản hồi của các giảng viên, doanh nghiệp và các sinh viên theo học chuyên ngành.

1.3. Phương pháp giảng dạy

Cùng với việc luôn cập nhật các giáo trình mới, các giảng viên luôn vận dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến phù hợp với chương trình đào tạo của Khoa và điều kiện sẵn có của nhà trường.

2. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

2.1. Chuẩn kiến thức 

– Kiến thức chung:

  • nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước, có hiểu biết về các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh,

  • có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực Khoa học xã hội và Khoa học nhân văn làm nền tảng tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.

– Kiến thức chuyên ngành:

  • có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các cấp độ và bình diện của ngôn ngữ Anh, văn hóa – văn học của các nước nói tiếng Anh; có kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu bằng tiếng Anh.
  • có kiến thức chuyên ngành nền tảng và nâng cao về dịch thuật Anh-Việt, Việt-Anh, về kinh tế, thương mại quốc tế, tài chính, marketing, giao tiếp kinh doanh, soạn thảo hợp đồng để có thể ứng dụng trong công tác chuyên môn và hội nhập xã hội.

2.2. Chuẩn kỹ năng

  • có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) trôi chảy và phù hợp ở các tình huống công việc và giao tiếp xã hội (có thể vượt qua kỳ thi BEC Higher – ALTE[1] cấp độ 4, tham chiếu tương đương trình độ C1, chuẩn Châu Âu CEFR[2])
  • có khả năng tiến hành nghiên cứu độc lập bằng tiếng Anh
  • có khả năng vận dụng kiến thức chuyên ngành vào các tình huống công việc cụ thể
  • có khả năng vận dụng các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, hội họp, đàm phán, trả lời phỏng vấn, làm việc nhóm…
  • có khả năng vận dụng và phát triển tư duy phê phán (critical thinking), giải quyết vấn đề (problem solving) và sáng tạo (creative thinking)
  • có khả năng sử dụng công nghệ phù hợp đáp ứng hiệu quả yêu cầu của công việc

2.3. Chuẩn thái độ:

  • có đạo đức nghề nghiệp
  • có tác phong làm việc Khoa học, kỷ luật, có hiệu quả, và thích ứng nhanh với môi trường làm việc đa văn hóa
  • có tinh thần trách nhiệm cao, cầu thị và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc
  • có ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân

3. TRIỂN VỌNG SAU TỐT NGHIỆP

3.1. Vị trí công việc có thể đảm nhiệm

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành TATM sẽ có lợi thế vượt trội trong mọi ngành nghề, đặc biệt trong môi trường kinh doanh quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể giao tiếp hiệu quả trong các tổ chức, doanh nghiệp đa ngôn ngữ, đa văn hoá với vốn kiến thức nền tảng vững chắc về ngôn ngữ và kinh doanh cùng với khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh thương mại.

Những công việc mà sinh viên tốt nghiệp TATM có thể đảm nhận ngày càng phức tạp hơn về tính chất và đa dạng hơn về loại hình, như các công việc trong các ngành giáo dục (giáo viên, chuyên viên, tư vấn); ngành kinh doanh, xuất nhập khẩu, truyền thông, hàng không, ngân hàng, kiểm toán, xuất nhập khẩu (chuyên viên, tư vấn, biên-phiên dịch viên; trợ lý); quản lý (dự án, nhà nước), nghiên cứu, (Theo nghiên cứu do Khoa TATM tiến hành, công bố tại Tạp chí Kinh tế Đối Ngoại, NXB Lao động, năm 2007).

3.2. Triển vọng nâng cao trình độ

Với lợi thế về kỹ năng sử dụng tiếng Anh tốt, kiến thức về thương mại, và các kỹ năng khác được đào tạo bài bản, sinh viên tốt nghiệp:

  • có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các kiến thức và kỹ năng mới phục vụ cho nhu cầu công việc cũng như tiềm năng cho các vị trí cao hơn.
  • có thể tiếp tục học Sau đại học ở các chuyên ngành trong lĩnh vực: ngôn ngữ Anh (lý thuyết, ứng dụng), kinh doanh quốc tế, tài chính, ngân hàng, quản lý, giáo dục…

Tài liệu tham khảo:

1. QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2008 – 2020” (Thủ Tướng Chính Phủ, công bố 20/9/2008)

2. Tài liệu Chuẩn đầu ra của chuyên ngành KTĐN (ĐHNT)

3. Tài liệu Chuẩn đầu ra của chuyên ngành TATM (ĐH Mở, TpHCM)

4. Tài liệu Chuẩn đầu ra của ngành Ngữ Văn Anh (ĐH Lạc Hồng, TpHCM)

5. Tài liệu chương trình đào tạo “International Business English” (ĐH Anglia, UK)

6. “Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo chuyên ngành TATM qua ý kiến cựu sinh viên” (Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 24, NXB Lao động)

7. Common European Framework of Reference for Languages: Learning, Teaching, Assessment (CEFR), truy cập ngày 20/2/2010 tại: http://www.coe.int/t/dg4/linguistic/CADRE_EN.asp

http://www.alte.org/cando/alte_cando.pdf


[1] ALTE (Association of Language Testers in Europe): Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu

[2] CEFR: Khung tham chiếu 6 bậc của Hội đồng Châu Âu cho việc dạy, học và đánh giá – đã được TTCP phê duyệt làm mục tiêu cho các cấp học Tiếng Anh trong Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” (xem Tham khảo 1)