CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC – 2017

78

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO     

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

____________________________________

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

____________________________

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

(kèm theo Quyết định số……/QĐ-ĐHNT ngày……tháng…..năm 2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương)

Tên chương trình: Cử nhân TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI

Trình độ đào tạo: Đại học

Ngành đào tạo:Ngôn ngữ Anh (English Language)Mã số:

Chuyên ngành: Tiếng Anh Thương mại (Business English)

Loại hình đào tạo: Chính quy, vừa làm vừa học

Tên gọi văn bằng:

Kiểm định chất lượng: (ghi rõ thông tin về Giấy chứng nhận KĐCL)

Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)

Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)

1.Mục tiêu đào tạo

1.1.Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại, có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp và sức khoẻ tốt, có kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại sau khi tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương sẽ có năng lực nghiên cứu và sử dụng thành thạo Tiếng Anh trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế; có kiến thức kinh tế, kinh doanh và quản lý cần thiết để thích ứng với môi trường kinh doanh quốc tế; hiểu biết về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục của các nước bản ngữ.

Sinh viên chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại có thể làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các văn phòng đại diện, các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh tế và tài chính trong nước, quốc tế và khu vực.

1.2. Mục tiêu cụ thể

* Về kiến thức: Cử nhân ngành Tiếng Anh, chuyên ngành Tiếng Anh thương mại  phải:

  1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có hiểu biết về các nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh;

  2. Có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và khoa học nhân văn làm nền tảng tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.Có kiến thức nền tảng và chuyên sâu về các cấp độ và bình diện của ngôn ngữ Anh, văn hóa – văn học của các nước nói tiếng Anh tiêu biểu;

  3. Có kiến thức cơ bản về phương pháp nghiên cứu bằng tiếng Anh;

  4. Có kiến thức chuyên ngành nền tảng và nâng cao về biên phiên dịch tiếng Anh, về kinh tế, thương mại quốc tế, tài chính, marketing, giao tiếp kinh doanh, soạn thảo hợp đồng bằng tiếng Anh để có thể ứng dụng trong công tác chuyên môn và hội nhập xã hội.

* Về kỹ năng

Cử nhân ngành Tiếng Anh, chuyên ngành Tiếng Anh thương mại có thể:

  1. Giao tiếp bằng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) trôi chảy và phù hợp ở các tình huống công việc và giao tiếp xã hội (có thể vượt qua kỳ thi BEC Higher – ALTE  cấp độ 4, tham chiếu tương đương trình độ C1, chuẩn Châu Âu CEFR );

  2. Tiến hành nghiên cứu độc lập bằng tiếng Anh;

  3. Vận dụng kiến thức chuyên ngành vào các tình huống công việc cụ thể;

  4. Vận dụng các kỹ năng mềm như kỹ năng thuyết trình, hội họp, đàm phán, trả lời phỏng vấn, làm việc nhóm…;

  5. Vận dụng và phát triển tư duy phê phán (critical thinking) và sáng tạo (creative thinking);

  6. Sử dụng công nghệ phù hợp đáp ứng hiệu quả yêu cầu của công việc ngoại ngữ và các công cụ hỗ trợ điện tử trong quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế;

  7. Có khả năng tiếp nhận nhanh chóng các kiến thức và kỹ năng mới phục vụ cho nhu cầu công việc cũng như tiềm năng cho các vị trí cao hơn;

  8. Có thể tiếp tục học Sau đại học ở các chuyên ngành trong lĩnh vực ngôn ngữ Anh, kinh doanh quốc tế, tài chính , quản lý và giáo dục.

* Về thái độ

Cử nhân ngành tiếng Anh, chuyên ngành Tiếng Anh thương mại  có:

  1. Tinh thần yêu nước, ý thức tuân thủ pháp luật, ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân;

  2. Đạo đức nghề nghiệp;

  3. Tác phong làm việc chuyên nghiệp, khoa học, kỷ luật, có hiệu quả, và thích ứng nhanh với môi trường làm việc đa văn hóa; Tinh thần trách nhiệm cao, cầu thị và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc.

* Về vị trí làm việc sau tốt nghiệp

  1. Cử nhân ngành Tiếng Anh, chuyên ngành Tiếng Anh thương mại  có lợi thế vượt trội về Tiếng Anh thương mại trong môi trường kinh doanh quốc tế ở các tổ chức, doanh nghiệp đa ngôn ngữ, đa văn hóa thuộc các lĩnh vực như: giáo dục, kinh doanh, xuất nhập khẩu, truyền thông, hàng không, ngân hàng, kiểm toán, quản lý và nghiên cứu, có thể đảm nhiệm một số công việc như:

  • Biên phiên dịch viên;

  • Cán bộ bán hàng, kinh doanh, phát triển kinh doanh;

  • Cán bộ tín dụng;

  • Cán bộ giao dịch; trợ lý (tổng) giám đốc, giám đốc dự án;

  • Giảng viên tiếng Anh, tiếng Anh thương mại.

* Về trình độ ngoại ngữ

  1. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại, Trường Đại học Ngoại thương có năng lực sử dụng Tiếng Anh theo chuẩn C1 – Bậc 5 (KNLNNVN) và năng lực nghiên cứu và sử dụng thành thạo Tiếng Anh theo chuẩn BEC3 trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh và thương mại quốc tế; nắm vững các đặc điểm văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị và phong tục của các nước bản ngữ, đồng thời có kiến thức chuyên sâu về kinh tế, kinh doanh và quản lý để có thể làm việc hiệu quả trong môi trường kinh doanh quốc tế, thành thục các kỹ năng soạn thảo thư từ giao dịch thương mại, soạn thảo hợp đồng thương mại, biên phiên dịch…

* Về trình độ tin học

18. Phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, công việc và nghiên cứu khoa học.

  • Sử dụng máy tính thành thạo, biết tìm kiếm, tra cứu thông tin trên Internet; soạn thảo và trình bày văn bản chuyên nghiệp; tạo, tính toán, phân tích, thống kê dữ liệu trên bảng tính; thiết kế các bài thuyết trình chuyên nghiệp trên Powerpoint;

  • Có khả năng sử dụng và khai thác các dịch vụ cơ bản của Internet trong việc tìm kiếm và trao đổi thông tin;

  • Có năng lực tìm hiểu và thích ứng với công nghệ mới.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm

3. Khối lượng kiến thức toàn khoá (tính bằng đơn vị tín chỉ)

Tổng số tín chỉ phải tích luỹ: 139 tín chỉ (không kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng), trong đó:

–  Kiến thức giáo dục đại cương: 37 tín chỉ, chiếm 26,62%

– Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:  102 tín chỉ, chiếm 73,38%, trong đó:

+ Kiến thức ngành  57 tín chỉ

+ Kiến thức chuyên ngành  18 tín chỉ

+ Kiến thức bổ trợ (bắt buộc)9 tín chỉ

+ Kiến thức bổ trợ (tự chọn)6 tín chỉ

+ Thực tập giữa khóa3 tín chỉ

+ Học phần tốt nghiệp9 tín chỉ

– Chưa bao gồm khối lượng kiến thức Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Sinh viên được lựa chọn chương trình đào tạo riêng cho mình dưới sự tư vấn, đề xuất  của cố vấn học tập theo chương trình chung được trình bày ở trên.

4. Đối tượng, tiêu chí tuyển sinh (yêu cầu đầu vào của chương trình)

Theo quy định chung của phòng quản lý đào tạo, trường Đại Học Ngoại Thương

5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp

Sinh viên được đào tạo theo loại hình chính quy áp dụng Quy định đào tạo do nhà trường xây dựng, dựa trên Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐTngày 15/8/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.Chương trình đào tạo thực hiện trong 4 năm gồm 8 học kỳ trong đó có 7 học kỳ tích lũy kiến thức tại trường và 1 học kỳ hoàn thành khóa luận hoặc thực tập tại cơ sở thực tế. Kết thúc khóa học, sinh viên được công nhận tốt nghiệp khi hội đủ các tiêu chuẩn theo Quy chế 43/2007/QĐ – BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Quy định đào tạo hệ đại học chính quy theo quy định của trường.

6. Thang điểm

Sinh viên được đánh giá theo thang điểm 10, quy đổi A, B, C, D, F theo quy định đào tạo do nhà trường  xây dựng, dựa trên Quy chế số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo.

7. Nội dung chương trình đào tạo

 

TT

Tên môn học

Mã môn học

Số TC

Phân bổ thời gian

Môn học

tiên quyết (*)

Số tiết trên lớp

Số giờ tự học, tự nghiên cứu

LT

BT, TL, TH

7.1

Khối kiến thức giáo dục đại cương

37

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin 1

TRI102

2

30

20

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin 2

TRI103

3

45

30

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TRI104

2

30

20

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

TRI106

3

45

30

Logic học và Phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

TRI201

3

45

30

Dẫn luận ngôn ngữ học

NGO203

3

35

30

Tiếng Anh cơ bản 1

TAN103

3

54

12

Tiếng Anh cơ bản 2

TAN104

3

54

12

Kinh tế vi mô

KTE201

3

45

30

Kinh tế vĩ mô

KTE203

3

45

30

Phát triển kỹ năng

PPH101

3

45

30

Pháp luật đại cương

PLU111

3

45

30

Giao dịch thương mại quốc tế

TMA302

3

45

30

7.2

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

102

7.2.1

Khối kiến thức ngành

57

a. Khối kiến thức ngôn ngữ

6

Ngữ âm học tiếng Anh

TAN116

2

36

12

TAN104

Ngữ nghĩa học tiếng Anh

TAN118

2

36

12

NGO201

Ngữ pháp học tiếng Anh

TAN107

2

36

12

TAN104

b. Khối kiến thức văn hoá – văn học

6

Văn hoá Anh – Mỹ

TAN109

3

30

24

12

Không

Văn học Anh – Mỹ

TAN111

3

30

24

12

Không

c.Khối kiến thức tiếng

45

Nghe 1

TAN205

3

30

24

12

TAN105

Nói 1

TAN203

3

30

24

12

TAN105

Đọc 1

TAN207

3

30

24

12

TAN105

Viết 1

TAN209

3

30

24

12

TAN105

Nghe 2

TAN206

3

30

24

12

TAN205

Nói 2

TAN204

3

30

24

12

TAN203

Đọc 2

TAN208

3

30

24

12

TAN207

Viết 2

TAN210

3

30

24

12

TAN209

Nói 3

TAN303

3

30

24

12

TAN204

Viết 3

TAN304

3

30

24

12

TAN210

Tiếng Anh thương mại

TAN305

3

30

24

12

TAN304

Biên dịch 1

TAN306

3

30

24

12

TAN305

Phiên dịch 1

TAN308

3

30

24

12

TAN306

Biên dịch 2

TAN307

3

30

24

12

TAN305

Phiên dịch 2

TAN309

3

30

24

12

TAN308

7.2.2

Khối kiến thức chuyên ngành tiếng Anh thương mại

18

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 1- Nguyên lý kinh tế

TAN402

3

30

24

12

TAN304

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 2- Kinh doanh quốc tế

TAN403

3

30

24

12

TAN305

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 3- Giao tiếp kinh doanh

TAN110

3

30

24

12

TAN304

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 4- Nguyên lý Marketing

TAN404

3

30

24

12

TAN304

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 5-  Tài chính

TAN405

3

30

24

12

TAN304

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 6- Hợp đồng Thương mại Quốc tế

TAN406

3

30

24

12

TAN304

7.2.3

Kiến thức bổ trợ (bắt buộc)

(Xem Phụ lục 1)

9

7.2.4

Kiến thức bổ trợ (tự chọn) (SV chọn 02 trong 07 học phần sau đây)

(Xem Phụ lục 1)

6

7.2.5.

Thực tập giữa khóa

TAN501

3

7.2.6

Học phần tốt nghiệp

TAN511

9

 

8. Đề cương chi tiết học phần: xem Phụ lục 1

9. Ma trận sự đóng góp của mỗi học phần vào việc đạt được chuẩn đầu ra: xem Phụ lục 2

10. Đội ngũ giảng viên:xem Phụ lục 3

11. Lý lịch khoa học của giảng viên: xem Phụ lục 4

12. Học liệu phục vụ cho thực hiện chương trình đào tạo:xem Phụ lục 5

13. Nghiên cứu khoa học:xem Phụ lục 6

14. CTĐT trong nước và/hoặc nước ngoài đã tham khảo để xây dựng chương trình : Không có

15. Kế hoạch giảng dạy (dự kiến)

 

TT

Tên môn học

Mã môn học

Số TC

Môn học

tiên quyết 

Học kỳ triển khai

1

2

3

4

5

6

7

8

1.1

Khối kiến thức giáo dục đại cương

37

1

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin 1

TRI102

2

Không

2

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin 2

TRI103

3

Không

3

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TRI104

2

TRI102, TRI103

4

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

TRI106

3

TRI102, TRI103

5

Logic học và Phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học

TRI201

3

Không

6

Dẫn luận ngôn ngữ học

3

Không

7

Tiếng Anh cơ bản 1

TAN103

3

Không

8

Tiếng Anh cơ bản 2

TAN104

3

TAN103

9

Kinh tế vi mô

KTE201

3

Không

10

Kinh tế vĩ mô

KTE203

3

KTE202

11

Phát triển kỹ năng

PPH101

3

Không

12

Pháp luật đại cương

PLU111

3

Không

13

Giao dịch thương mại quốc tế

TMA302

3

KTE203

1.2

Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

102

1.2.1

Khối kiến thức ngành

57

a. Khối kiến thức ngôn ngữ

6

1

Ngữ âm học tiếng Anh

TAN116

2

TAN104

2

Ngữ nghĩa học tiếng Anh

TAN118

2

NGO202

3

Ngữ pháp học tiếng Anh

TAN107

2

TAN104

b. Khối kiến thức văn hoá –
văn học

6

1

Văn hoá Anh – Mỹ

TAN109

3

Không

2

Văn học Anh – Mỹ

TAN111

3

Không

c.Khối kiến thức tiếng

45

1

Nghe 1

TAN205

3

TAN105

2

Nói 1

TAN203

3

TAN105

3

Đọc 1

TAN207

3

TAN105

4

Viết 1

TAN209

3

TAN105

5

Nghe 2

TAN206

3

TAN205

6

Nói 2

TAN204

3

TAN203

7

Đọc 2

TAN208

3

TAN207

8

Viết 2

TAN210

3

TAN209

9

Nói 3

TAN303

3

TAN204

10

Viết 3

TAN304

3

TAN210

11

Tiếng Anh thương mại

TAN305

3

TAN304

12

Biên dịch 1

TAN306

3

TAN305

13

Phiên dịch 1

TAN308

3

TAN306

14

Biên dịch 2

TAN307

3

TAN305

15

Phiên dịch 2

TAN309

3

TAN308

1.2.2

Khối kiến thức chuyên ngành tiếng Anh thương mại

18

1

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 1- Nguyên lý kinh tế

TAN402

3

TAN304

2

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 2- Kinh doanh quốc tế

TAN403

3

TAN305

3

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 3- Giao tiếp kinh doanh

TAN407

3

TAN304

4

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 4- Nguyên lý Marketing

TAN408

3

TAN304

5

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 5-  Tài chính

TAN410

3

TAN304

6

Ngôn ngữ kinh tế thương mại 6- Hợp đồng Thương mại Quốc tế

TAN409

3

TAN304

1.2.3

Kiến thức bổ trợ (bắt buộc)

9

1

Logistics và vận tải quốc tế

TMA305

3

TMA302

2

Thanh toán quốc tế

TCH412

3

TMA305

3

Pháp luật kinh doanh quốc tế

PLU410

3

PLU111

TCH412

1.2.4

Kiến thức bổ trợ (tự chọn) (SV chọn 02 trong 07 học phần sau đây)

6

1

Kinh tế lượng

KTE309

3

Không

2

Tài chính – tiền tệ

TCH301

3

KTE203

3

Bảo hiểm trong kinh doanh

TMA402

3

TMA305

4

Kinh tế quốc tế

KTE308

3

KTE203

5

Quan hệ Kinh tế Quốc tế

KTE306

3

KTE203

6

Phương pháp và thực hành nghiên cứu khoa học

PPH102

3

Không

7

Quản trị nhân lực

QTR403

3

Không

1.2.5

Thực tập giữa khóa

TAN501

3

1.2.6

Học phần tốt nghiệp

TAN511

9

 

16. Hướng dẫn thực hiện chương trình

16.1. Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Anh, chuyên ngành Tiếng Anh Thương mại được thiết kế theo mô hình đơn ngành và tuân thủ các quy định chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16.2. Chương trình được hoạch định theo hướng học lý thuyết kết hợp với thực hành theo tỷ lệ như sau:

– Các học phần giáo dục đại cương: 35,0%

– Các học phần cơ sở khối ngành: 4,3%

– Các học phần cơ sở ngành: 14,9%

– Các học phần ngành, chuyên ngành: 31,9%

– Các học phần tự chọn: 4,3%

– Học phần thực tập giữa kỳ: 1,6%

– Các học phần thi cuối khoá: 8,0%

16.3. Điều kiện thực hiện chương trình

– Về giáo viên: giáo viên tham gia giảng dạy phải có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm giảng dạy ít nhất từ 2 năm, đã qua bồi dưỡng sư phạm và yêu nghề. Ngoài giáo viên cơ hữu, mời cán bộ quản trị, chuyên gia từ các viện nghiên cứu về báo cáo chuyên đề.

– Về cơ sở vật chất: có đủ và đảm bảo tiêu chuẩn về phòng học lý thuyết, thực hành, phòng tin học, ngoại ngữ, thiết bị dụng cụ… Thư viện có đầy đủ sách báo, tạp chí, để giáo viên và sinh viên nghiên cứu, cập nhật kiến thức. Mặt khác, liên kết với một số cơ sở kinh doanh có uy tín để bố trí giáo viên, sinh viên tham gia thực tập, tham quan, khảo sát.

– Về người học: phải yêu nghề, tích cực thực hiện phương pháp tự nghiên cứu  học tập.

– Khi tổ chức thực hiện chương trình: yêu cầu tôn trọng tính lôgíc giữa các học phần.

– Về phương pháp giảng dạy: chủ yếu áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học sinh là trung tâm. Giờ học thực hành có thể áp dụng các hình thức: thảo luận nhóm, thực hành tại cơ sở thực hành của trường, khảo sát thực tế và viết báo cáo.