ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Học phần Tiếng Anh Cơ Bản 1 (Basic English 1)
Tên học phần: Tiếng Anh Cơ Bản 1 (Basic English 1)
Mã học phần: TAN103
Khoa: Tiếng Anh Thương Mại
Bộ môn phụ trách: Thực Hành Tiếng
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Không
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (4/9/2016 và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ 3 (số QĐ, ngày tháng năm 2017)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Xây dựng và phát triển năng lực tự định hướng học tiếng Anh cho sinh viên năm một và hai để khi kết thúc học phần, họ có kiến thức chung về ngôn ngữ, những thành phần cấu thành ngôn ngữ, năng lực ngôn ngữ cũng như những yếu tố quyết định và tác động đến ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ, từ đó sinh viên có thể tiếp tục nghiên cứu về ngôn ngữ, và có định hướng trong việc học ngôn ngữ tùy theo mục đích hướng tới của sinh viên trong nghiên cứu và sử dụng ngôn ngữ.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
1) Nắm được những kiến thức chung về ngôn ngữ và giao tiếp (language and communication).
2) Nắm được các thuật ngữ chuyên ngành cơ bản trong lĩnh vực ngôn ngữ và giao tiếp.
3) Nắm được hệ thống các âm sử dụng trong tiếng Anh
3.2. Về kĩ năng
4) Nghe và nói được trong tình huống giao tiếp cơ bản hàng ngày và trong môi trường học tập
5) Sử dụng thành thạo các âm trong tiếng Anh, đọc được và viết được các âm và ghép âm lại với nhau.
6) Từ những kiến thức nắm được, sinh viên có năng lực tự nghiên cứu tiếp
7) Từ những kiến thức nắm được và tự xác định được định hướng học tập cho mình để học và rèn luyện năng lực ngôn ngữ của mình tốt hơn theo mong muốn.
3.3. Về thái độ
8) Hiểu và đánh giá đúng vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng những kỹ năng cơ bản trong ngôn ngữ và giao tiếp để đạt được hiệu quả lớn hơn trong giao tiếp và hiệu quả công việc.
9) Hiểu và đánh giá đúng vai trò và tâm quan trọng của việc nắm rõ các âm trong tiếng Anh để có thể giao tiếp tốt nghe nói trôi chảy.
10) Ý thức được vai trò và tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp và tính hiệu quả của việc sử dụng ngôn ngữ trong công việc và cuộc sống.
Học Phần Tiếng Anh Cơ Bản 2 (Basic English 2)
Tên học phần: Tiếng Anh Cơ Bản 2 (Basic English 2)
Mã học phần: TAN104
Khoa: Tiếng Anh Thương Mại
Bộ môn phụ trách: Thực Hành Tiếng
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh Cơ Bản 1
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: 2014 (4/9/2017 và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ 3 (số QĐ, ngày tháng năm 2017)
- 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy trong 3 tín chỉ bao gồm 2 nội dung chính sau đây:
Kỹ năng đọc hiểu bao gồm: Các định nghĩa và khái niệm thuật ngữ trong đọc hiểu; Các kỹ năng và thủ thuật cơ bản trong việc sử lý tài liệu đọc như quy trình sử lý tài liệu đọc, đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, đọc lướt. Phần này nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng và kỹ thuật cơ bản cần áp dụng khi sử lý tài liệu đọc bằng tiếng Anh..
Kỹ năng viết bao gồm: Các thành tố quan trọng trong câu, các yếu tố dùng để liên kết các ý trong câu, các lỗi hay gặp phải trong câu, sự đồng thuận giữa chủ ngữ và động từ, cách lựa chọn từ ngữ và cách sử dụng dấu câu.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
1) Nắm được các khái niệm cơ bản về quy trình đọc bài đọc tiếng Anh về các chủ đề khác nhau.
2) Nắm được các từ vựng cơ bản về các chủ đề văn hóa xã hội trong các bài đọc tiếng Anh
3) Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, và đúng ngữ pháp bằng tiếng Anh ở dạng viết cấp độ câu
4) Diễn đạt rõ ràng, trôi chảy, và đúng ngữ pháp bằng tiếng Anh ở dạng viết cấp độ đoạn văn ngắn (150 từ) trong một số tình huống cuộc sống thông dụng
5) Nắm được các lỗi viết câu cơ bản hay gặp trong tiếng Anh
3.2. Về kĩ năng
6) Nắm được các kỹ năng và kỹ thuật đọc cơ bản để sử lý tài liệu đọc bằng tiếng Anh như các bước cần thiết khi đọc hiểu một văn bản
7) Nắm được kỹ năng tra từ điển, đoán nghĩa của từ trong văn cảnh, đọc lướt tìm ý chính, tìm thông tin cụ thể.
8) Biết cách nhận xét được bài viết của mình cũng như của người khác thông qua phát hiện lỗi ngữ pháp, diễn đạt vân vân
3.3. Về thái độ
9) Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu và nghe nói trong môi trường học thuật. Yêu thích đọc tài liệu bằng tiếng Anh.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
NGỮ ÂM HỌC TIẾNG ANH (ENGLISH PHONETICS)
Tên học phần: NGỮ ÂM HỌC TIẾNG ANH (ENGLISH PHONETICS)
Mã học phần: TAN106
Khoa: Tiếng Anh Thương Mại
Bộ môn phụ trách: Lý thuyết tiếng
Số tín chỉ: 02
Điều kiện tiên quyết: Hoàn thành học phần Tiếng Anh cơ bản 1 & 2
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu:
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung:
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về hệ thống ngữ âm và các đặc điểm âm vị Tiếng Anh để từ đó sinh viên vận dụng vào việc thực hành phát âm và rèn luyện kỹ năng nói và nghe được hiệu quả hơn.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức:
1) Có kiến thức về các khái niệm cơ bản trong ngữ âm học Tiếng Anh, các nguyên tắc phát âm mà người bản xứ sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của họ
2) Có kiến thức về sự khác biệt về hệ thống ngữ âm giữa các nước, các vùng miền, lãnh thổ nói Tiếng Anh
3.2. Về kĩ năng:
3) Áp dụng kiến thức về lý thuyết ngữ âm vào thực tế giao tiếp: phát hiện và sửa lỗi phát âm khi nói; hạn chế lỗi phát âm khi nói
4) Cải thiện kỹ năng nói để giao tiếp hiệu quả trong các tình huống thực tế (thuyết trình, làm việc nhóm, … trong môi trường học thuật ở trường và các tình huống giao tiếp trong công việc và cuộc sống sau giờ học)
5) Vận dụng kiến thức về lý thuyết ngữ âm để cải thiện kỹ năng nghe hiểu trong giao tiếp và khi nghe các thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng và các đoạn hội thoại giữa người bản ngữ trong thực tế
3.3. Về thái độ:
6) Hiểu phải nói tiếng Anh như thế nào cho chuẩn mực về mặt phát âm
7) Nghiêm túc phát hiện và tìm cách sửa những lỗi phát âm thông thường mà người Việt Nam thường mắc phải khi học tiếng Anh để cải thiện chính mình và giúp đỡ người khác phát âm đúng tiếng Anh
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG ANH
Tên học phần: NGỮ PHÁP HỌC TIẾNG ANH
Mã học phần: TAN107
Khoa: Tiếng Anh thương mại
Bộ môn phụ trách: Thực hành tiếng
Số tín chỉ: 2
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản 2
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu:
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ 2
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần này trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về cú pháp học tiếng Anh để người học có thể hiểu sâu và nắm vững ngữ pháp tiếng Anh một cách có hệ thống, từ đó xây dựng kỹ năng vận dụng kiến thức cú pháp học vào việc sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là cho kỹ năng viết và dịch.
Học phần bao gồm 3 tín chỉ, được giảng dạy đan xen lý thuyết và bài tập thực hành theo những nội dung chính sau đây:
Về lý thuyết, học phần này cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về ngữ pháp trong phạm vi từ pháp học và cú pháp học tiếng Anh để người học có kiến thức tổng thể và hệ thống về ngữ pháp tiếng Anh, từ những khái niệm nhỏ nhất như khái niệm về từ loại, danh từ, động từ, tính từ, trạng từ… các phạm trù ngữ pháp của danh từ, động từ; các thành tố ngữ pháp trong câu; đến các đặc điểm và sự khác nhau giữa các loại cụm từ, mệnh đề và câu.
Trên cơ sở lý thuyết đó, người học sẽ thực hành làm các dạng bài tập ứng dụng, phân biệt, nhận diện và phân tích các hiện tượng ngữ pháp cũng như các đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng. Với phần thực hành, người học sẽ áp dụng lý thuyết ngữ pháp để sử dụng tiếng Anh tốt hơn, đặc biệt khi viết và dịch.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
Người học cần nắm được những khái niệm cơ bản về cú pháp học; về từ loại và các cụm từ, các loại mệnh đề, các loại câu trong tiếng Anh; các loại danh từ, các loại động từ và đặc điểm của chúng, các phạm trù ngữ pháp của danh từ và động từ; phân biệt được các loại câu đơn, câu ghép và câu phức; nhận biết và phân biệt được các loại mệnh đề: độc lập, chính phụ, biến hình và không biến hình, và áp dụng những kiến thức lý thuyết đó vào bài tập ứng dụng.
3.2. Về kĩ năng
Người học cần biết áp dụng kiến thức cú pháp học làm các loại bài tập ngữ pháp tiếng Anh thực hành; biết phân tích, giải thích các hiện tượng ngữ pháp liên quan đến nội dụng cú pháp tiếng Anh, biết vận dụng kiến thực cú pháp để học và phát triển các kỹ năng khác, đặc biệt là viết và dịch.
3.3. Về thái độ
Sau khi học xong học phần này người học phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của cú pháp học tiếng Anh, cũng như mối quan hệ của cú pháp học đổi với các học phần và các kỹ năng khác và những ứng dụng của cú pháp học khi sử dụng tiếng Anh. Người học thấy yêu thích tiếng Anh hơn và muốn tìm hiểu sâu hơn về ngữ pháp tiếng Anh.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
NGỮ NGHĨA HỌC TIẾNG ANH (ENGLISH SEMANTICS)
Tên học phần: NGỮ NGHĨA HỌC TIẾNG ANH (ENGLISH SEMANTICS)
Mã học phần: TAN108
Khoa: Tiếng Anh Thương Mại
Bộ môn phụ trách: Lý thuyết tiếng
Số tín chỉ: 02
Điều kiện tiên quyết: Hoàn thành học phần Dẫn luận ngôn ngữ NGO201
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu:
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung:
- 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần này trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về các đặc điểm ngữ nghĩa của từ, câu, văn bản, phát ngôn và hội thoại của Tiếng Anh để từ đó sinh viên vận dụng vào việc thực hành kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, biên dịch và phiên dịch.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức:
1) Có những hiểu biết cơ bản về ngữ nghĩa học, bao gồm kiến thức về nghĩa và các phương pháp nghiên cứu ngữ nghĩa học.
2) Có hiểu biết về mối liên hệ của ngữ nghĩa học và giao tiếp thực tế
3.2. Về kĩ năng:
3) Hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng khi đọc
4) Hạn chế khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt khi nói
5) Sử dụng tốt từ ngữ khi viết
6) hận biết hàm ngôn hội thoại khi nghe các bài nói dài, phức tạp và trừu tượng
3.3. Về thái độ:
7) hiểu được nên sử dụng Tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả trong giao tiếp, đặc biệt có thể chuyển tải thành công ý và hàm ý của mình đối với người nghe, cũng như có thể hiểu được ý và hàm ý của người nói
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Văn hóa Anh Mỹ (American-British culture)
Tên học phần: Văn hóa Anh Mỹ (American-British culture)
Mã học phần: TAN109
Khoa: TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
Bộ môn phụ trách: Lý thuyết tiếng và Văn hóa – Văn học
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản 2 (TAN104)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy cho sinh viên năm thứ 3 khi sinh viên đã được trang bị các kỹ năng Nói và Viết trước đó. Học phần giúp sinh viên có được ý tưởng cơ bản về nền văn hóa các nước nói tiếng Anh, cụ thể là 2 nước Anh và Mỹ. Do đặc thù là sinh viên ngành ngôn ngữ Anh nên tìm hiểu về văn hóa, đất nước và con người của nơi mà ngôn ngữ Anh được sinh ra là rất cần thiết và quan trọng.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
1) Cung cấp kiến thức và nâng cao hiểu biết của sinh viên về các giá trị văn hoá truyền thông của người Anh, người Mỹ và so sánh với các giá trị tương tự của người Việt Nam.
2) Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về chính phủ, đời sống chính trị cũng như một số khía cạnh khác trong đời sống của người Anh và người Mỹ.
3) Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá cho từng nhóm nhỏ trong lớp để các em thảo luận; đưa ra các chủ đề để sinh viên thuyết trình, nghiên cứu và viết tiểu luận.
3.2. Về kĩ năng
4) Nâng cao khả năng giao tiếp trong các môi trường giao thoa văn hoá, tự đọc, tự nghiên cứu tài liệu.
3.3. Về thái độ
5) Giúp sinh viên chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa các nước cũng như văn hóa của Việt Nam.
6) Có thái độ mở với các nền văn hóa trên thế giới
7) Có thái độ và cách ứng xử đúng mực, phù hợp với văn hóa
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Văn học Anh Mỹ (American – Enhglish Literature)
Tên học phần: Văn học Anh Mỹ
Mã học phần: TAN111
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Lý thuyết tiếng
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản 2 (TAN104)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy trong 3 tín chỉ với các tác phẩm truyện ngắn, tiểu thuyết và thơ, cụ thể gồm 3 nội dung chính sau đây:
- Các yếu tố cơ bản của một tác phẩm văn học truyện và thơ.
- Tổng quan văn học Mỹ bao gồm: tóm lược lịch sử Mỹ, các giai đoạn và trường phái văn học Mỹ, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Cụ thể là: Văn học hiện thực; Văn học của chủ nghĩa tự nhiên; Văn học hiện đại thế kỷ 20; Văn học phục hưng Harlem.
- Tổng quan văn học Anh bao gồm: tóm lược lịch sử Anh, các giai đoạn và trường phái văn học Anh, các tác giả và tác phẩm tiêu biểu. Cụ thể là: Văn học lãng mạn thế kỷ 19; Văn học hiện thực phê phán giữa thế kỷ 19; Văn học thời hậu chiến và hiện đại.
- Thơ và cách viết, phân tích và dịch thơ trong tiếng Anh.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức:
Khoá học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về Văn học Anh, Mỹ cận đại với một số tác giả và tác phẩm nổi tiếng. Sau khoá học, sinh viên có thể:
1)Nắm được bức tranh tổng thể của nền Văn học Anh cũng như Văn học Mỹ cận đại,
2) Nắm vững những yếu tố cơ bản khi phân tích một tác phẩm văn học bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.
3.2. Về kỹ năng:
3) Luyện kỹ năng đọc và phân tích một tác phẩm văn học (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ), và nâng cao kỹ năng phân tích và phê bình các quan điểm xã hội, thể hiện trong các tác phẩm văn học,
4) Nâng cao kỹ năng viết luận,
5) Nâng cao kỹ năng làm việc, thảo luận và thuyết trình nhóm.
3.1. Về thái độ:
6) Cảm thụ được cái hay cái đẹp của văn học và biết cách phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của hai nền văn học Anh và Mỹ, yêu văn học, yêu các môn học tiếng Anh,
7) Hiểu được bản sắc ngôn ngữ tiếng Anh và ứng dụng ngôn ngữ tốt hơn trong môi trường học tập và làm việc đa văn hóa,
8) Duy trì nét đẹp trong tâm hồn mỗi con người và sự chia sẻ cảm thông với sự vật và con người xung quanh.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Nghe 1 (Listening 1)
Tên học phần: Nghe 1 (Listening 1)
Mã học phần: TAN205
Khoa: Tiếng Anh Thương Mại
Bộ môn phụ trách: Bộ môn Tiếng Anh cơ sở
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: TACB2 (TAN104)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Nghe 1 là học phần nối tiếp của TACB 2, trong đó sinh viên trên cơ sở đã được học phát âm, và giao tiếp nghe nói đọc viết cơ bản trình độ sơ trung cấp (pre-intermediate hay A2) tiếp tục học và rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh tổng quát (General English) luyện tập chuyên sâu ở trình độ trung cấp (intermediate hay B1) vào kỹ năng nghe: nghe hiểu ý chính và nghe để nắm được các thông tin chi tiết để làm cơ sở cho Nghe 2 (upper-intermediate và Advanced hay C1), nghe hiểu các bài giảng học thuật và diễn văn dài, phức tạp hơn.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Xây dựng và phát triển kỹ năng, kỹ thuật nghe như một kỹ năng trong giao tiếp và kỹ năng học tập cho sinh viên năm 2 (trình độ trung cấp – Intermediate) để khi kết thúc học phần, họ có những kiến thức và kỹ năng để có thể hoàn thiện khả năng giao tiếp hiệu quả và có đủ năng lực học tập trong một môi trường học tập sử dụng tiếng Anh ở năm 3 và 4. Cụ thể là:
3.1. Về kiến thức
1) Sinh viên nắm được những kiến thức về ngữ âm, ngữ dụng, kết cấu, từ vựng cơ bản ở cấp độ trung cấp (intermediate)
2) Hiểu các đặc điểm văn hóa giao tiếp với các chủ đề và tình huống thường gặp trong môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh.
3.2. Về kĩ năng
3) Sinh viên có được các kỹ năng và kỹ thuật nghe cơ bản như nghe lấy ý chính, nghe lấy ý chi tiết, nghe hiểu đích xác một hay nhiều từ, cụm từ trong giao tiếp, hiểu được nội dung và thông điệp của người nói trong các đối thoại giao tiếp hàng ngày về đất nước quê hương, du lịch, học hành, công việc, giải trí v.v.. .
3.3 Về mặt phương pháp học:
4) có thể tiếp tục tự học và nâng cao trình độ bằng cách tự nghiên cứu tài liệu để mở rộng kiến thức và vốn từ vựng và tự luyện nghe mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo viên.
3.4. Về thái độ
5) Sinh viên : hiểu được vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong giao tiếp. Có ý thức rèn luyện năng lực tiếp thu và lắng nghe của mình trong giao tiếp xã hội và học thuật.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Nói 1 (Speaking 1)
Tên học phần: Nói 1
Mã học phần: TAN203
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Thực hành tiếng
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh Cơ bản 2
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu:
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ 2
2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Nội dung học phần gồm 2 phần lớn: ngôn ngữ thương mại và thuyết trình hiệu quả
- Ngôn ngữ Thương mại
Phần này gồm 12 chương viết theo các chủ đề khác nhau trong thương mại như: công ty và các ngành công nghiệp, toàn cầu hóa và chính sách kinh tế, chiến lược công ty và cấu trúc công ty, quản lý con người, nguồn nhân sự, thị trường tài chính… Giáo trình không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức về thương mại mà còn các từ ngữ thương mại để tiếp tục học các môn học có liên quan tới các vấn đề nói trên trong các năm học tiếp theo.
- Thuyết trình hiệu quả
Nội dung học này gồm có 9 chương tập chung vào cách làm nội dung thuyết trình và kỹ năng thuyết trình. Cụ thể là cách bắt đầu buổi thuyết trình, dùng từ tiếng Anh để liên kết các phần thuyết trình chặt chẽ, ngôn ngữ thường dùng trong thuyết trình, ngôn ngữ cơ thể, cách kết thúc bài thuyết trình, trả lời câu hỏi của người nghe, cách thu hút người nghe vào trọng tâm của thuyết trình, …..
3. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
1) Sinh viên biết cách phát âm, nối âm, nói có trọng âm, thay đổi âm sắc (tốc độ, độ cao, ngừng,.).
2) Phân biệt sự khác nhau giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói. được hiểu các chủ đề cơ bản trong thương mại và học nâng cao vốn từ tiếng Anh thương mại trong giao tiếp thông thường.
3.2. Về kĩ năng
3) Sinh viên biết sử dụng các kỹ năng thuyết trình làm cho thuyết trình hiệu quả. Các kỹ năng đó là cách kêt cấu thông tin, soạn thảo bài thuyết trình, dùng ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ thích hợp, cách sử dụng thiết bị trình chiếu, từ nối, nhấn mạnh thông tin hoặc khéo léo đưa thông tin.
4) Biết chuyển đổi ngôn ngữ dạng viết sang dạng nói.
3.3. Về thái độ
5) Có ý thức sửa lỗi phát âm, ngữ điệu gần với người bản xứ, điều chỉnh phát âm chuẩn xác để thành công trong giao tiếp.
6) Hiểu được kết cấu cần có, cách trình bày để có một giao tiếp hiệu quả trong thương mại.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Đọc 1 (Reading 1)
Tên học phần: Đọc 1
Mã học phần: TAN207
Khoa: Tiếng Anh Thương Mại
Bộ môn phụ trách: Thực hành tiếng
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản 2 (TAN105)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: 04/09/2016
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ ….. (số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy trong 3 tín chỉ bao gồm các nội dung chính sau đây: Các kỹ năng cơ bản trong việc đọc hiểu như tìm ra chủ đề, câu chủ đề, các ý bổ sung chi tiết cho câu chủ đề, phân tích cách viết của tác giả, kỹ năng đọc phê phán, v.v… Các kỹ năng cơ bản này nhằm trang bị cho sinh viên khi sinh viên học học phần nâng cao hơn: kỹ năng tư duy phê phán và phản biện.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
1) Sinh viên hiểu và vận dụng được các khái niệm, phương pháp đọc hiểu, cách tóm tắt tài liệu, khái niệm “đọc phản biện” và “tư duy phản biện”, các phương pháp thực hiện.
3.2. Về kĩ năng
2) Thực hành thành thục các bước cần làm để hiểu bài đọc, tóm tắt bài đọc và bước đầu biết phân tích bài đọc dưới góc nhìn phản biện.
3.3. Về thái độ
3) Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng đọc hiểu, đọc có phân tích và đánh giá nội dung bài đọc.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Viết 1 (Writing 1)
Tên học phần: Viết 1 (Writing 1)
Mã học phần: TAN209
Khoa: Tiếng Anh Thương Mại
Bộ môn phụ trách: Thực Hành Tiếng
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh Cơ Bản 2 –TAN104
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: 2010 (4/9/2017 và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ 3(số QĐ, ngày tháng năm 2010)
- 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Khoá học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về viết một đoạn văn bằng tiếng Anh tiến tới viết luận bằng tiếng Anh ở đại học. Cung cấp cho sinh viên kiến thức và cơ hội thực hành ngôn ngữ tiếng Anh về viết đoạn.
Nội dung giảng dạy cụ thể bao gồm: Hướng dẫn sinh viên biết và áp dụng trong viết đoạn:
- Đọc hiểu trong viết luận
- Viết luận căn bản
- Viết câu chủ đề
- Viết các câu phát triển ý của câu chủ đề
- Liên kết trong đoạn văn
- Các loại đoạn văn và bài luận. Các lỗi sai logic.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
1) Nắm được các bước cơ bản của việc viết một đoạn văn để chuẩn bị viết bài luận ở đại học phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của mình ở đại học.
3.2. Về kĩ năng
2) Có thể viết hoàn hảo một đoạn văn, biết nêu chủ đề đoạn, biết phát triển ý trong một tổng thể và giữ liên kết đoạn chặt chẽ
3.3. Về thái độ
3) Hiểu được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của viết đoạn trong viết luận bằng tiếng Anh.
4) Có ý thức rèn luyện kỹ năng viết phục vụ học tập và nghiên cứu.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Nghe 2 (Listening 2)
Tên học phần: Nghe 2 (Listening 2)
Mã học phần: TAN206
Bộ môn phụ trách: Bộ môn Tiếng Anh cở sở – Khoa Tiếng Anh Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản 2 (TAN104)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu:
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN
Nghe 2 là học phần nối tiếp của Nghe 1, trong đó sinh viên trên cơ sở đã được học các thành tố âm thanh của từ, câu, văn bản; ngữ điệu và ngữ nghĩa; các hiện tượng nối âm, biến đổi âm do kết hợp âm, trọng âm của câu; nghe hiểu các bản tin chậm và các bài trình bày trong vòng 3 đến 5 phút về các đề tài phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng như VOA, BBC world service, Tedtalk, v..v…. trình độ trung cấp (upper-intermediate hay B2), sinh viên tiếp tục học, nghe hiểu các bài giảng học thuật và diễn văn dài hơn nhiều nhất là 15 phút (upper-intermediate và Advanced hay C1) là cơ sở kiến thức và kỹ năng cho các hoạt động nghe giảng, trình bày bằng tiếng Anh trong môi trường học thuật và công việc.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Lectures and notetaking (Nghe giảng và ghi chép)
Xây dựng và phát triển kỹ năng, kỹ thuật nghe như một kỹ năng trong giao tiếp và kỹ năng học tập cho sinh viên năm 1 và 2 (trung-cao cấp – upper intermediate, pre-advanced) để khi kết thúc học phần, họ có những kiến thức và kỹ năng học tập trong một môi trường học tập sử dụng tiếng Anh ở năm 3 và 4. Cụ thể là:
3.1. Về mặt kiến thức:
1) Nắm được những kiến thức về từ vựng ở cấp độ cuối trung cấp, đầu cao cấp (upper intermediate, pre-advanced) về những chủ đề thường gặp trong môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh và học thuật (giáo dục, sức khỏe, khoa học và kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, v..v..);
2) Hiểu được kết cấu về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa và logic của các bài giảng, thảo luận về các chủ điểm liên quan đến học thuật.
3.2. Về mặt kỹ năng:
3) Thực hành và có được các kỹ năng và kỹ thuật nghe trong giao tiếp, hiểu được nội dung và thông điệp của người nói trong các bài giảng trình bày, bàn luận về các lĩnh vực như (giáo dục, sức khỏe, khoa học và kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, v..v…),
4) Thực hành và có kỹ năng ghi chép được các ý quan trọng cần thiết của các bài giảng bằng tiếng Anh.
3.3. Về mặt thái độ:
5) Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng nghe trong giao tiếp.
6) Có ý thức rèn luyện năng lực tiếp thu và lắng nghe của mình trong giao tiếp xã hội và học thuật.
3.4. Về mặt phương pháp học:
7) có thể tiếp tục tự học và nâng cao trình độ bằng cách tự nghiên cứu tài liệu để mở rộng kiến thức và vốn từ vựng và tự luyện nghe mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo viên.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Nói 2 (Effective Meetings)
Tên học phần: Nói 2 (Effective Meetings)
Mã học phần: TAN204
Khoa: TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
Bộ môn phụ trách: Thực hành tiếng
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Nói 1 (Effective Presentations)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần này cung cấp cho sinh viên các kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ liên quan đến các hình thức hội họp. Khóa học được chia thành 8 bài, mỗi bài đề cập đến các giai đoạn chính trong các cuộc họp từ việc chuẩn bị đến việc đưa ra quyết định và các công việc triển khai nhằm giúp người học không chỉ phát triển được khả năng ngôn ngữ mà còn có được sự tự tin giao tiếp trong các tình huống khác nhau. Kết thúc khóa học sinh viên sẽ có được các kỹ năng cần thiết để đóng vai trò tích cực trong hầu hết các thể loại hội họp.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
1) Có kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ cần thiết cũng như sự tự tin để có thể tham gia vào mọi hình thức hội họp sử dụng công cụ giao tiếp là tiếng Anh một cách hiệu quả và tích cực;
2) Biết cách tổ chức một cuộc họp, điều khiển cuộc họp có mục đích
3) Phát âm đúng các âm có trong ngôn ngữ tiếng Anh; nói có trọng âm của từ, cụm từ, câu; nói có ngữ điệu trong câu trong ngữ cảnh như một biểu hiện của giao tiếp ngữ nghĩa.
3.2. Về kĩ năng
4) Nhận biết các yếu tố có liên quan để tổ chức và hướng cuộc họp hiệu quả.
5) Biết cách bắt đầu và kết thúc 1 cuộc họp, kiểm soát hướng của cuộc họp, kiểm soát sự tham gia một cách tích cực của các thành viên họp, tìm kiếm được sự đồng thuận trong việc ra quyết định khó.
6) Biết dùng ngôn ngữ mang tính ngoại giao trong cuộc họp.
3.3. Về thái độ
7) Có ý thức sửa lỗi phát âm, ngữ điệu gần với người bản xứ
8) Điều chỉnh phát âm chuẩn xác, chọn cách nói để thành công trong giao tiếp
9) Hiểu được và thích ứng với nghệ thuật giao tiếp thương mại
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Đọc 2
Tên học phần: Đọc 2
Mã học phần: TAN208
Khoa: Tiếng Anh Thương Mại
Bộ môn phụ trách: Thực hành tiếng
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Đọc 1 (TAN207)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy trong 3 tín chỉ bao gồm các nội dung chính sau đây: Các định nghĩa, khái niệm và thuật ngữ trong đọc phê phán; Các kỹ năng và thủ thuật cơ bản trong việc phân tích tài liệu đọc như các kỹ năng phân tích lập luận, phân tích các bằng chứng, lỗi lô-gic, số liệu thống kê…Phần này nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng và kỹ thuật cần áp dụng khi xử lý tài liệu đọc bằng tiếng Anh và nâng cao năng lực đọc hiểu có phân tích và phản biện.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
1) Sinh viên hiểu và vân dụng được các khái niệm “đọc phản biện” và “tư duy phản biện”, các bước thực hiện.
3.2. Về kĩ năng
2) Thành thục các bước cần làm để phân tích bài đọc dưới góc nhìn phản biện.
3.3. Về thái độ
3) có thể tiếp tục tự học và nâng cao trình độ bằng cách ứng dụng những kỹ thuật và phương pháp được học trong học phần trong việc tự đọc các tài liệu phức tạp hơn về học thuật và chuyên ngành
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Viết 2 (Writing 2)
Tên học phần: Viết 2
Mã học phần: TAN210
Bộ môn phụ trách: Bộ môn Thực hành tiếng
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: TAN209 – Viết 1
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN
Cung cấp cho sinh viên kiến thức và cơ hội thực hành ngôn ngữ tiếng Anh về viết luận nâng cao với các ứng dụng về logos, ethos và pathos.
Nội dung giảng dạy cụ thể bao gồm:
Hướng dẫn sinh viên biết và áp dụng trong viết luận:
- Tư duy phân tích (Critical Analysis)
- Viết Tóm tắt bài luận đã đọc (Summary)
- Viết bài respond với bài đọc (Respond – Write as a Writer)
- Viết Tổng hợp các bài đọc (Synthesis)
- Cách trích nguồn đúng
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Khoá học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về viết luận ở đại học có ứng dụng các yếu tố giao tiếp ethos, logos, pathos. Sau khoá học, sinh viên có thể:
3.1 Về mặt kiến thức:
- Nắm được các bước cơ bản của việc viết một bài luận phục vụ học tập, nghiên cứu của mình ở đại học.
- Về mặt kỹ năng:
- Có thể viết một bài luận nâng cao ở đại học.
- Về mặt thái độ:
- Hiểu được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của viết luận bằng tiếng Anh. Có ý thức rèn luyện kỹ năng viết phục vụ học tập và nghiên cứu.
- Về mặt phương pháp học:
- Có thể tiếp tục tự học và nâng cao trình độ bằng cách tự nghiên cứu tài liệu để mở rộng kiến thức và cải thiện kỹ năng viết mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo viên.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Nói 3 (Effective Negotiating)
Tên học phần: Nói 3 (Effective Negotiating)
Mã học phần: TAN303
Khoa: TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI
Bộ môn phụ trách: Thực hành tiếng
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Nói 2 (Effective Meetings)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần này nhằm tăng cường, củng cố kiến thức ngôn ngữ và kỹ năng thực hành tiếng cơ bản thông qua kỹ năng đàm phán bằng tiếng Anh, nâng cao và mở rộng các kiến thức ngôn ngữ và các kỹ năng thực hành tiếng. Sinh viên được trang bị vốn kiến thức về từ vựng, ngữ âm để sử dụng trong các tình huống cụ thể.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
1) Biết cách tìm thông tin và sắp xếp theo trình tự để đạt một mục đích giao tiếp;
2)Trình bày được chính kiến của mình một cách tự tin và thuyết phục;
3) Có kiến thức nhất định về sự khác biệt về văn hóa và ảnh hưởng của nó tới sự thành công của các cuộc đàm phán
3.2. Về kĩ năng
4) Nhận biết các yếu tố có liên quan để tổ chức và hướng cuộc đàm phán thành công.; Biết cách bắt đầu và kết thúc 1 cuộc đàm phán, kiểm soát hướng của cuộc đàm phán.
5) Biết dùng ngôn ngữ mang tính ngoại giao nhưng sắc bén trong cuộc đàm phán.
6) Có kỹ năng đàm phán tốt bằng tiếng Anh về các vấn đề liên quan đến công việc hay cuộc sống hàng ngày
7) Sắp xếp hợp lý, chặt chẽ bài nói của mình với ý chính và các ý bổ trợ đầy đủ và xác đáng để có thể tham gia đàm phán thành công
3.3. Về thái độ
8) Có ý thức sửa lỗi phát âm, ngữ điệu gần với người bản xứ; Điều chỉnh phát âm chuẩn xác, chọn cách nói để thành công trong giao tiếp;
9)Hiểu được và thích ứng với nghệ thuật giao tiếp thương mại
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Viết 3 (Research & Writing Research Reports)
Tên học phần: Viết 3 (NCKH & Viết báo cáo nghiên cứu – Research & Writing Research Reports)
Mã học phần: TAN304
Khoa: Tiếng Anh Thương Mại
Bộ môn phụ trách: Bộ môn Tiếng Anh cơ sở
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Viết 2 (TAN210)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Viết 3 là khóa học viết cuối cùng của sinh viên trong chuỗi thực hành kỹ năng viết, trong đó sinh viên sau khi được trang bị kiến thức và các kỹ năng viết cơ bản ở khóa viết 1 và 2 như kiến thức và kỹ năng viết câu, đoạn, một bài viết theo các dạng khác nhau (ví dụ như tường thuật, so sánh hay biện luận) sinh viên được tiếp tục học nghiên cứu khoa học và viết bài nghiên cứu khoa học trong môi trường học thuật nhằm phục vụ mục đích học của các môn chuyên ngành và viết khóa luận tốt nghiệp cũng như viết các nghiên cứu trong lĩnh vực ngôn ngữ và kinh tế khi các em làm việc trong tương lai.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Khoá học nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức tổng quát về phương pháp nghiên cứu khoa học và viết nghiên cứu khoa học. Sau khoá học, sinh viên có thể:
3.1. Về kiến thức
- Sinh viên nắm được các bước cơ bản của việc nghiên cứu khoa học, cách viết và các bước của quá trình viết một bài nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh.
3.2. Về kĩ năng
- Sinh viên có thể đặt ra các câu hỏi nghiên cứu, khảo cứu tài liệu và thu thập dữ liệu nghiên cứu, xử lý dữ liệu ở cấp độ cơ bản và viết một bài nghiên cứu hoàn chỉnh.
- Về mặt phương pháp học: có thể tiếp tục tự học và nâng cao trình độ bằng cách tự nghiên cứu tài liệu để mở rộng kiến thức và cải thiện năng lực nghiên cứu mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo viên.
3.3. Về thái độ
- Sinh viên hiểu được vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của kỹ năng nghiên cứu khoa học. Có ý thức rèn luyện năng lực nghiên cứu học thuật.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tiếng Anh Thương Mại (Business English)
Tên học phần: Tiếng Anh Thương mại
Mã học phần: TAN305
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ Kinh tế – Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh cơ bản 2 (TAN104)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Môn học cung cấp các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và nhân sự, đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, môi trường kinh tế, con người trong kinh doanh, marketing, tài chính, v.v… thông qua giáo trình gồm các chủ đề thực tế, cập nhật hiện nay thông qua các bài đọc, các bài tập tình huống, bài tập thảo luận và thuyết trình nhóm; bài tập thực hành viết báo cáo nhóm về tình huống kinh doanh mà nhóm lựa chọn trong khuôn khổ chương trình học tạo nên một nội dung học tập hiệu quả và hữu dụng cho cả giáo viên và sinh viên.
Môn học cung cấp các tình huống giao tiếp tích hợp Nghe – Nói – Đọc – Viết thông qua các hoạt động và bài tập luyên tập cụ thể theo các chủ đề các buổi học theo dạng bài thi chứng chỉ BEC Higher, giúp sinh viên luyên tập và nâng cao các kỹ năng sử dụng trong tình huống công việc, môi trường làm việc và học tập đa văn hóa– tương đương Bậc C1 theo yêu cầu KNLNNVN.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Mỗi bài học cung cấp cho sinh viên các nội dung kiến thức và kỹ năng thông qua bộ hệ thống các câu hỏi và bài tập tình huống giúp cho sinh viên đánh giá được hiệu quả học tập, kiến thức của mình và luyệ tập các kỹ năng:
3.1. Kiến thức:
1)Từ ngữ, thuật ngữ chuyên ngành: nắm vững các từ ngữ, thuật ngữ, các thành ngữ cơ bản và chuyên ngành bằng tiếng Anh sử dụng trong các lĩnh vực kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và nhân sự, đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, môi trường kinh tế, con người trong kinh doanh, marketing, tài chính;
2) Kinh tế – thương mại: nắm được và có khả năng diễn đạt lại các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực đó, vận dụng vào một số tình huống kinh doanh đơn giản (bài tập trong sách sau mỗi nội dung)
3.2. Kỹ năng:
Sinh viên sẽ được rèn luyện và nâng cao các kỹ năng giao tiếp với các bối cảnh công việc thực tế:
3) Kỹ năng nghe và nói:
– Có thể thuyết trình cá nhân và theo nhóm về các chủ đề liên quan đến các hoạt động kinh doanh thương mại cơ bản trong chương trình;
– Có thể vận dụng kiến thức trong chương trình để giao tiếp trong các tình huống, hoạt động kinh doanh đơn giản giả định trên lớp học và thực tế (thời gian thực tập giữa khóa học);
– Có khả năng thảo luận, tranh luận, và nêu ý kiến trong các hoạt đông nhóm, cặp đôi theo các tình huống trong sách hoặc do giáo viên cung cấp theo nội dụng chương trình.
– Có thể tham gia và đóng góp hiệu quả vào các cuộc họp, hội thảo về lĩnh vực chuyên môn của mình và tranh luận thể hiện ý kiến đối với một tình huống cụ thể,
– Có thể theo dõi cuộc thảo luận để hiểu rõ vấn đề nào đó,
– Có thể tham gia vào các cuộc đối thoại mở rộng với khách về những vấn đề trong phạm vi quyền hạn/ năng lực của mình.
4) Kỹ năng đọc:
– Có thể hiểu thư từ giao dịch được viết bằng tiếng Anh không đúng tiêu chuẩn,
– Trong thời gian ngắn hợp lý, có thể đọc và hiểu hầu hết các báo cáo nhận được,
– Nâng cao khả năng đọc và hiểu được các bài đọc dài (chương) về các chủ đề nằm trong chương trình và làm được các bài tập tình huống, thảo luận liên quan đến nội dung học.
5) Kỹ năng viết:
– Có thể viết đoạn và bài luận ngắn về những vấn đề cơ bản, giải quyết các bài tập tình huống đơn giản liên quan đến nội dung, chủ đề trong chương trình học.
– Có thể viết các văn bản giao dịch thông thường về trong công việc, và trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
3.3. Thái độ:
Sau khi học xong môn học sinh viên:
6) Nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của sự hiểu biết về văn hóa trong kinh doanh, tập quán kinh doanh của các nước nói tiếng Anh và các nước khác trên thế giới;
7) Hiểu rằng học tiếng Anh thương mại không chỉ là học về ngôn ngữ mà còn rèn luyện các kỹ năng vận dụng ngôn ngữ vào các tình huống kinh doanh thực tế, từ đó tự đào sâu nghiên cứu và rèn luyện nâng cao kỹ năng của mình.
3.4. Mục tiêu học tập:
8) Sau khi học xong môn học sinh viên có thể tự luyên tập các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong bối cảnh công việc cụ thể, có thể tự học và nghiên cứu them, mở rộng kiến thcuws của mình về những các lĩnh vực kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và nhân sự, đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, môi trường kinh tế, con người trong kinh doanh, marketing, tài chính, v.v… bằng tiếng Anh; tạo nền tảng và động lực học các môn học chuyên ngành
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Biên dịch 1 (Translation 1)
Tên học phần: Biên dịch 1 (Translation 1)
Mã học phần: TAN306
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh Thương mại (TAN305)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu:
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ
- MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần được giảng dạy trong 3 tín chỉ bao gồm 2 nội dung chính sau đây:
- Các vấn đề xã hội.
- Kinh tế và thương mại quốc tế.
Mỗi mảng chủ đề có 5 bài học. Mỗi bài học có 1 bài dịch xuôi, 1 bài dịch ngược, 1 bài tập củng cố cấu trúc, từ vựng và ngữ pháp, và 1 bài tập kỹ năng dịch. Ngoài ra cuối mỗi bài đều có 1 danh sách các địa chỉ Internet về cùng chủ đề để sinh viên có thể khai thác nhằm nâng cao, mở rộng và cập nhật kiến thức hoặc lấy bài tập để luyện dịch.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Xây dựng và phát triển kỹ năng biên dịch cho sinh viên năm thứ 3 để khi kết thúc môn học sinh viên nắm bắt tốt được cách dịch với những cấu trúc câu ở mức độ khó vừa phải trong dịch Anh- Việt và Việt- Anh; có thể đảm nhiệm một cách hiệu quả công việc biên dịch trong môi trường giả định tại lớp học; duy trì và phát triển các năng lực sử dụng tiếng Anh cơ bản theo chuẩn C1 & BEC3. Cụ thể là:
3.1. Về mặt kiến thức:
- Nắm được những kiến thức và từ vựng cần thiết về những chủ đề thường gặp trong môi trường làm việc bằng tiếng Anh với những người nói tiếng Anh.
3.2. Về mặt kỹ năng:
- Nắm được các kỹ năng biên dịch cơ bản để chuyển tải thành công và trung thực nội dung của văn bản gốc.
3.3 Về mặt thái độ:
- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của một biên dịch viên; yêu thích và có ý thức về đạo đức nghề nghiệp.
3.4 Về mặt phương pháp học:
- Có thể tiếp tục tự học và nâng cao trình độ với sự trợ giúp của từ điển và các tài liệu tham khảo mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo viên.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: PHIÊN DỊCH 1 (INTERPRETATION 1)
Tên học phần: Phiên dịch 1 (Interpretation 1)
Mã học phần: TAN308
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Biên dịch 1 (TAN306)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: 1998
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ 2
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy trong 03 tín chỉ bao gồm các nội dung chính sau đây:
Thực hành luyện kỹ năng và kỹ thuật phiên dịch với các bài phát biểu được thiết kế sẵn theo dạng bài trình bày với các mảng chủ đề sau đây với độ khó tăng dần: “Các vấn đề chung trong cuộc sống, trong học tập và kỹ năng công việc”. Mảng chủ đề gồm 16 bài, mỗi bài gồm 01 đoạn luyện dịch gián đoạn Anh-Việt, 01 đoạn luyện dịch gián đoạn Việt-Anh. Phần này nhằm cung cấp cho sinh viên cơ hội được thực hành dịch các bài phát biểu được thiết kế giống tình huống hội thảo thực tế để sinh viên được thực hành kỹ năng, kỹ thuật dịch hội nghị. Các kỹ năng dịch trong học phần bao gồm: luyện dịch từng câu không ghi chú (chỉ dùng trí nhớ): Interpretation using memory without note-taking.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Học phần này là một môn học thuộc nhóm “Các môn học đặc thù của chuyên ngành TATM tại ĐHNT”. Trước khi bắt đầu học phần, sinh viên được yêu cầu đã đạt trình độ chuẩn đầu ra Bậc 5 – C1 thuộc Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của VN cho các kỹ năng thực hành tiếng và đang tiến tới hoàn thành chuẩn BEC3 (BEC Higher) cho các kỹ năng chuyên ngành TATM và đã học xong Học phần Biên dịch 1. Học phần Phiên dịch 1 xây dựng và phát triển kỹ năng, kỹ thuật cơ bản về phiên dịch hội nghị cho sinh viên năm thứ 3 dựa trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng tiếng Anh đã tích lũy được ở trình độ C1 và BEC3/BEC Higher (Nghe, Nói, Từ vựng, Biên dịch). Khi kết thúc học phần, các em có thể nắm được các kỹ năng, kỹ thuật phiên dịch cơ bản, dần dần làm quen với môi trường công việc và áp lực của công việc thực tế. Cụ thể là:
3.1. Về kiến thức:
- Nắm được những kiến thức và từ vựng Tiếng Anh cần thiết về những chủ đề thông thường trong cuộc sống, học tập và trong môi trường làm việc.
3.2. Về kĩ năng:
- Nắm được các kỹ năng và kỹ thuật phiên dịch cơ bản để chuyển tải một cách tương đối chính xác, trung thực, rõ ràng nội dung của thông điệp mà người nói muốn chuyển tải.
3.3. Về thái độ:
- Hiểu được vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu và áp lực công việc của một phiên dịch viên. Yêu thích và có ý thức về đạo đức nghề nghiệp.
3.4. Về mặt phương pháp học:
- Biết cách tiếp tục tự học và nâng cao trình độ để trở nên nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp hơn bằng cách tự rèn luyện để mở rộng kiến thức nền và vốn từ vựng và tự luyện dịch trong phòng Lab hoặc với máy ghi âm hoặc với bạn cùng lớp mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo viên.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Biên dịch 2 (Translation 2)
Tên học phần: Biên dịch 2 (Translation 2)
Mã học phần: TAN307
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Biên dịch 1(TAN306)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu:
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ
- MÔ TẢ HỌC PHẦN
Học phần được giảng dạy trong 3 tín chỉ bao gồm 2 nội dung chính sau đây:
- Các vấn đề xã hội.
- Các vấn đề của doanh nghiệp .
Mỗi mảng chủ đề có 5 bài học. Mỗi bài học có 1 bài dịch xuôi, 1 bài dịch ngược, 1 bài tập củng cố cấu trúc, từ vựng và ngữ pháp, và 1 bài tập kỹ năng dịch. Ngoài ra cuối mỗi bài đều có 1 danh sách các địa chỉ Internet về cùng chủ đề để sinh viên có thể khai thác nhằm nâng cao, mở rộng và cập nhật kiến thức hoặc lấy bài tập để luyện dịch.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Xây dựng và phát triển kỹ năng biên dịch cho sinh viên năm thứ 3 để khi kết thúc môn học sinh viên nắm bắt tốt được cách dịch với những cấu trúc câu ở mức độ khó cao hơn trong dịch Anh- Việt và Việt- Anh; có thể đảm nhiệm một cách hiệu quả và tự tin công việc biên dịch trong một môi trường làm việc tiếng Anh với những người nói tiếng Anh; duy trì và phát triển các năng lực sử dụng tiếng Anh cơ bản theo chuẩn C1 & BEC3. Cụ thể là:
3.1. Về mặt kiến thức:
- Nắm được những kiến thức và từ vựng cần thiết về những chủ đề thường gặp trong môi trường làm việc bằng tiếng Anh với những người nói tiếng Anh
- 3.2. Về mặt kỹ năng:
- Nắm được các kỹ năng biên dịch cơ bản để chuyển tải thành công và trung thực nội dung của văn bản gốc.
3.3 Về mặt thái độ:
- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của một biên dịch viên; yêu thích và có ý thức về đạo đức nghề nghiệp.
- Về mặt phương pháp học:
- Có thể tiếp tục tự học và nâng cao trình độ với sự trợ giúp của từ điển và các tài liệu tham khảo mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo viên.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: PHIÊN DỊCH 2 (INTERPRETATION 2)
Tên học phần: Phiên dịch 2 (Interpretation 2)
Mã học phần: TAN309
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Phiên dịch 1 (TAN308)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: 1998
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ 2
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy trong 03 tín chỉ bao gồm 02 nội dung chính sau đây:
- Lý thuyết dịch gián đoạn bao gồm: Các định nghĩa và khái niệm thuật ngữ trong dịch hội nghị; Các kỹ thuật và thủ thuật trong dịch gián đoạn sử dụng trí nhớ; Các thủ thuật cơ bản trong dịch gián đoạn sử dụng ghi chú. Phần này nhằm trang bị cho sinh viên các kỹ năng và kỹ thuật cần áp dụng khi dịch hội nghị, cách xử lý các tình huống khó bất ngờ nảy sinh trong thực tế.
- Thực hành luyện kỹ năng và kỹ thuật phiên dịch với các bài phát biểu được thiết kế sẵn theo dạng bài trình bày và các bài phát biểu thực tế lấy từ các hội nghị hội thảo với các mảng chủ đề sau đây với độ khó tăng dần: “Các vấn đề kinh tế, kinh doanh quốc tế, tài chính ngân hàng và khởi nghiệp, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức quốc tế”. Mảng chủ đề gồm 15 bài, mỗi bài gồm 01 đoạn luyện dịch gián đoạn Anh-Việt, 01 đoạn luyện dịch gián đoạn Việt-Anh. Phần này nhằm cung cấp cho sinh viên cơ hội được thực hành dịch các bài phát biểu được thiết kế giống tình huống thực tế và các bài phát biểu thực tế lấy từ hội nghị, hội thảo để sinh viên được thực hành và tích lũy kinh nghiệm dịch hội nghị.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Học phần này là một môn học thuộc nhóm “Các môn học đặc thù của chuyên ngành TATM tại ĐHNT”. Trước khi bắt đầu học phần, sinh viên được yêu cầu đã đạt trình độ chuẩn đầu ra Bậc 5 – C1 thuộc Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của VN cho các kỹ năng thực hành tiếng và đang tiến tới hoàn thành chuẩn BEC3 (BEC Higher) cho các kỹ năng chuyên ngành TATM và đã học xong Học phần Phiên dịch 1. Học phần Phiên dịch 2 xây dựng và phát triển kỹ năng, kỹ thuật phiên dịch hội nghị nâng cao cho sinh viên năm cuối dựa trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng tiếng Anh đã tích lũy được ở trình độ C1 và BEC3 (Nghe, Nói, Từ vựng, Biên dịch) và các kỹ năng, kỹ thuật dịch nói cơ bản đã tích lũy được trong môn Phiên dịch 1. Quan sát và tích lũy kinh nghiệm dịch trong hội nghị, hội thảo thực tế để khi kết thúc học phần, SV có thể đảm nhiệm một cách hiệu quả và tự tin công việc phiên dịch hội nghị trong môi trường công việc. Cụ thể là:
3.1. Về kiến thức:
- Nắm được những kiến thức và từ vựng Tiếng Anh cần thiết về những chủ đề thông thường và chủ đề kỹ thuật trong cuộc sống, học tập và trong môi trường làm việc. Nắm được lý thuyết về các kỹ thuật dịch hội nghị (dịch gián đoạn).
3.2. Về kĩ năng:
- Nắm được các kỹ năng và kỹ thuật phiên dịch nâng cao để chuyển tải một cách chính xác, trung thực, rõ ràng nội dung của thông điệp mà người nói muốn chuyển tải một cách chuyên nghiệp. Biết xử lý các tình huống khó và bất ngờ nảy sinh trong khi dịch.
3.3. Về thái độ:
- Hiểu được vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu và áp lực công việc của một phiên dịch viên. Yêu thích và có ý thức về đạo đức nghề nghiệp.
3.4. Về mặt phương pháp học:
- Biết cách tiếp tục tự học và nâng cao trình độ để trở nên nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp hơn bằng cách tự rèn luyện để mở rộng kiến thức nền và vốn từ vựng và tự luyện dịch trong phòng Lab hoặc với máy ghi âm hoặc với bạn cùng lớp mà không cần sự giúp đỡ hay giám sát của giáo viên. Tham gia quan sát và thực hành tại các cuộc họp, hội nghị, hội thảo thực tế để tích lũy thêm kinh nghiệm.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Ngôn ngữ kinh tế thương mại 1- Nguyên lý kinh tế (Principles of Economics)
Tên học phần: Ngôn ngữ kinh tế thương mại 1- Nguyên lý kinh tế (Principles of Economics)
Mã học phần: TAN402
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh thương mại (TAN304)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy trong 3 tín chỉ bao gồm 2 nội dung chính sau đây:
- Phần Kinh tế vi mô: Các nguyên tắc của kinh tế học, thị trường, đường giới hạn khả năng sản xuất, lợi thế so sánh, lợi thế tuyệt đối; quan hệ cung cầu trên thị trường và chính sách của chính phủ; khái niệm về các loại chi phí, cách tính toán các loại chi phí và lợi nhuận trong doanh nghiệp; lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng, v.v.
- Phần Kinh tế vĩ mô: đo lường tính toán thu nhập của một quốc gia (GDP, GDP thực tế và GDP danh nghĩa); cách tính Chỉ số giá cả tiêu dùng (CPI); điều chỉnh các biến số kinh tế do tác động của lạm phát; các loại tiền, chức năng của tiền và cung cầu tiền tệ. Trong phần học này, sinh viên còn được học về 5 vấn đề hay được tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô (ví dụ như Ngân hàng Trung ương có nên theo đuổi mức “lạm phát không” (Zero inflation) hay có nên cải cách luật thuế để khuyến khích tiêu dùng, v.v.)
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Phần Kinh tế Vi mô: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức về kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mô nói riêng. Môn học sẽ giúp xây dựng kiến thức nền tảng cho sinh viên nhằm hỗ trợ những công cụ và học thuật đủ để hiểu, phân tích, phản biện và đánh giá các xu hướng, hoạt động kinh tế trên thị trường.
Phần Kinh tế Vĩ mô: Cung cấp cho sinh viên kiến thức cập nhật về các chỉ số kinh tế vĩ mô, các mô hình cơ bản được sử dụng để phân tích kinh tế vĩ mô. Môn học sẽ giúp sinh viên có được kiến thức và công cụ để hiểu, lựa chọn và phân tích tác động của những cú sốc cung hoặc sốc cầu đến tổng thể nền kinh tế và đồng thời đưa ra được gợi ý chính sách để góp phần bình ổn nền kinh tế.
3.1. Về kiến thức
Phần Kinh tế Vi mô: Kết thúc môn học, sinh viên có khả năng:
- Hiểu được bản chất kinh tế, vai trò của kinh tế, và các khái niệm cơ bản về kinh tế học vi mô, các mô hình cấu trúc thị trường, vai trò giữa các hộ doanh nghiệp và doanh nghiệp, sự can thiệp của chính phủ đến thị trường;
- Áp dụng kiến thức, mô hình, và khái niệm kinh tế vào các tình huống kinh doanh khác nhau, các vấn đề và giải pháp kinh tế;
- Phân tích các hoạt động, dự báo trong môi trường kinh tế, sử dụng phân tích cung cầu;
- Xây dựng chính sách kinh tế học căn bản.
Phần Kinh tế Vĩ mô: Kết thúc môn học, sinh viên có khả năng:
- Hiểu được các chỉ số kinh tế kinh tế cơ bản, các khái niệm về tổng cung, tổng cầu trong nền kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, năng suất lao động và các công cụ của chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của chính phủ.
- Áp dụng các mô hình để giải thích các biến động lớn trong nền kinh tế;
- Phân tích nguyên nhân của biến động kinh tế, các tác động của các cú sốc cung, sốc cầu đến nền kinh tế và tác động từ các chính sách của chính phủ;
- Đưa ra gợi ý chính sách để chính phủ ổn định nền kinh tế vĩ mô;
3.2. Về kĩ năng
Phần Kinh tế Vi mô: Kết thúc môn học, sinh viên có khả năng:
- Giải quyết các vấn đề kinh tế theo tư duy phân tích phản biện;
- Lựa chọn các chính sách kinh tế theo nền tảng kinh tế học;
- Thích ứng các hoạt động kinh tế theo đặc thù và sự thay đổi của thị trường;
- Tổ chức công việc cá nhân khoa học, phù hợp;
- Tham gia nhóm công việc một cách hiệu quả;
- Rèn luyện kỹ năng đọc (skimming, scanning, intensive reading and extensive reading).
Phần Kinh tế Vĩ mô: Kết thúc môn học, sinh viên có khả năng:
- Xử lý thông tin và đánh giá các tình huống chính sách thực tế để đưa vào mô hình;
- Lựa chọn mô hình phù hợp để giải thích một vấn đề kinh tế vĩ mô;
- Tính toán các chỉ số kinh tế vĩ mô cơ bản như tỉ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng, tỉ lệ tăng trưởng, tổng sản phẩm quốc nội GDP, tổng sản phẩm quốc dân GNP;
- Tìm kiếm thông tin, số liệu về vấn đề nghiên cứu;
- Rèn luyện kỹ năng đọc (skimming, scanning, intensive reading and extensive reading);
- Tham gia nhóm công việc một cách hiệu quả.
3.3. Về thái độ
- Đạo đức nghề nghiệp;
- Tác phong làm việc khoa học, kỷ luật, có hiệu quả, và thích ứng nhanh với môi trường làm việc đa văn hóa;
- Tinh thần trách nhiệm cao, cầu thị và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc;
- Ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân.
4
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại 2 – Kinh doanh Quốc tế (International Business)
Tên học phần: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại 2 – Kinh doanh Quốc tế (International Business)
Mã học phần: TAN403
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Tiếng Anh thương mại (TAN305)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần này cung cấp những kiến thức khái quát nhất về kinh doanh quốc tế (kinh doanh quốc tế là gì, sự khác biệt giữa kinh doanh quốc tế với ngoại thương, thế nào là toàn cầu hóa và các yếu tố ảnh hưởng tới toàn cầu hóa), những tác động và ảnh hưởng của môi trường kinh doanh quốc gia (yếu tố văn hoá, pháp luật, chính trị, hệ thống kinh tế) tới kinh doanh quốc tế, các học thuyết về ngoại thương, lý do tại sao chính phủ phải can thiệp vào ngoại thương, đầu tư quốc tế và các công cụ can thiệp của chính phủ.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức: Sau khi học xong học phần này, người học phải có khả năng:
- Hiểu được bằng tiếng Anh những kiến thức tổng quan về môi trường kinh doanh quốc tế;
- Hiểu được tác động của văn hoá, hệ thống pháp luật, hệ thống chính trị-kinh tế tới kinh doanh quốc tế;
- Hiểu được các học thuyết về ngoại thương;
- Hiểu được vai trò của chính phủ đối với ngoại thương và đầu tư quốc tế.
3.2. Về kĩ năng: Người học có khả năng:
- Đọc được sách giáo khoa, các bài báo, tạp chí bằng tiếng Anh có nội dung liên quan đến kinh doanh quốc tế;
- Nghe giảng, dự hội thảo bằng tiếng Anh có các chủ đề liên quan;
- Tham gia thảo luận và viết các bài tiểu luận bằng tiếng Anh trong phạm vi nội dung đã được học;
- Phát triển được kĩ năng phân tích và tư duy phê phán thông qua việc ứng dụng các nguyên lý Kinh doanh quốc tế vào các tình huống thực tế cuộc sống thông qua các bài phân tích tình huống (case study) và bài tập lớn GIAP (Going International Analysis Project).
3.3. Về thái độ
- Đạo đức nghề nghiệp;
- Tác phong làm việc khoa học, kỷ luật, có hiệu quả, và thích ứng nhanh với môi trường làm việc đa văn hóa;
- Tinh thần trách nhiệm cao, cầu thị và hợp tác với đồng nghiệp trong công việc;
- Ý thức cộng đồng, trách nhiệm công dân.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại 3 – Giao tiếp kinh doanh (Business Communication)
Tên học phần: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại 3 – Giao tiếp kinh doanh (Business Communication)
Mã học phần: TAN110
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Bộ môn Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: TAN210 – Viết 2
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (4/9/2016 và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy trong 3 tín chỉ bao gồm 2 nội dung sau đây:
Nội dung lý thuyết: Lý thuyết giao tiếp kinh doanh nhằm trang bị cho sinh viên một số khái niệm trong giao tiếp kinh doanh, các hình thức cơ bản trong giao tiếp kinh doanh, vai trò của giao tiếp kinh doanh; các rào cản thường gặp trong giao tiếp kinh doanh, giới thiệu về thư tín thương mại (bối cảnh sử dụng, hình thức trình bày, bố cục nội dung, hình thức trình bày và văn phong của thư và fax), hướng dẫn chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc tiếng Anh gồm sơ yếu lý lịch và thư xin việc, viết báo cáo bằng tiếng Anh.
Nội dung thực hành: Thực hành viết thư tín thương mại với các mảng chủ đề chính sau với thứ tự giao dịch: hỏi hàng, chào hàng, đặt hàng, thanh toán, khiếu nại. Thực hành chuẩn bị bộ hồ sơ xin việc, viết báo cáo bằng tiếng Anh.
Môn học kết hợp giữa giờ giảng của giảng viên và thảo luận tự do trên lớp; sinh viên vừa làm việc độc lập và làm việc nhóm. Hoạt động nhóm là một hoạt động quan trọng của môn học, do vậy việc phân nhóm sẽ được thực hiện ở giờ đầu tiên của môn học, và các nhóm sẽ làm việc cùng nhau xuyên suốt môn học.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Sau khi kết thúc học phần người học sẽ đạt được:
3.1. Về kiến thức
- Hiểu biết các khái niệm, nguyên tắc cơ bản của giao tiếp và các ứng dụng của giao tiếp trong kinh doanh;
- Nắm vững nguyên tắc các bước soạn thảo văn bản thư tín thương mại và các văn bản giao tiếp thông thường khác qua email, fax, thư;
- Vận dụng các nguyên tắc trong giao tiếp để làm việc hiệu quả trong công việc cá nhân, nhóm và trong các hoạt động giao tiếp khác trong môi trường làm việc tại doanh nghiệp… .
3.2. Về kĩ năng
- Có khả năng viết và soạn thảo những văn bản, thư tín thương mại trên cơ sở những nguyên tắc và mẫu thư được học (formal business letters)
3.3. Về thái độ
- Người học có thái độ tích cực trong giao tiếp, coi giao tiếp là công cụ để có thể cùng hợp tác làm việc với đối tác. Người học chủ động thích ứng với cái mới khi giao tiếp trong môi trường làm việc.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Nguyên lý Marketing (Principles of Marketing)
Tên học phần: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại 4 – Nguyên lý Marketing (Principles of Marketing)
Mã học phần: TAN404
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ Kinh tế – Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Viết 3 (TAN304) và TATM (TAN305)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Mục tiêu chung:
1. Cung cấp kiến thức chuyên ngành Kinh tế – Thương mại
- Cung cấp các kỹ năng đặc thù (cụ thể từng môn học)
- Duy trì và phát triển các năng lực sử dụng TA cơ bản theo chuẩn C1 tương đương là chuẩn BEC 3 cho các môn Kinh tê – Thương mại.
Mục tiêu cụ thể:
Học phần được thiết kế nhằm giúp sinh viên năm cuối nắm bắt được những nguyên lý marketing căn bản thông qua việc nghiên cứu lý thuyết marketing và thảo luận, phân tích các tình huống marketing trong doanh nghiệp và tổ chức. Từ đó, sinh viên có thể hiểu được bối cảnh chung của marketing hiện đại và rèn luyện khả năng ứng dụng lý thuyết marketing vào thực tế tổ chức.
3.1. Về kiến thức
1)Nắm bắt những khái niệm marketing căn bản; các bước trong quy trình marketing, từ xây dựng chiến lược đến các chương trình marketing và thực thi chương trình và kế hoạch marketing đã đề ra.
3.2. Về kĩ năng
2) Duy trì và rèn luyên nâng cao các kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong các ngữ cảnh xã hội và công việc;
3) Rèn luyện các kỹ năng phân tích, thảo luận và tìm ra giải pháp cho các vấn đề marketing trong doanh nghiệp và tổ chức;
4) Thành thạo kỹ năng làm việc nhóm và thuyết trình về các chiến lược, chương trình và kế hoạch marketing của doanh nghiệp và tổ chức;
5) đồng thời bước đầu hình thành tư duy phê phán về vai trò và chiến lược marketing của một số công ty Việt Nam và Quốc tế, thực hành viết báo cáo ngắn theo nhóm.
3.3. Về thái độ
6) Bước đầu hình thành nhận thức và thái độ của sinh viên đối với lĩnh vực marketing: đây là lĩnh vực mở, có tầm quan trọng và ảnh hưởng chi phối đối với tổ chức (do định hướng khách hàng), và có độ linh hoạt và tính ứng dụng cao (không chỉ trong phạm vi tổ chức mà còn đối với môi trường kinh doanh bên ngoài).
3.4. Về phương pháp học:
7) Xây dựng cho sinh viên năng lực tự học và nghiên cứu độc lập cũng như hợp tác theo nhóm để mở rộng, hiểu sâu và áp dụng kiến thức vào lĩnh vực marketing nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Ngôn ngữ kinh tế thương mại 5 – Tài chính (Finance)
Tên học phần:Ngôn ngữ kinh tế thương mại 5 – Tài chính
Mã học phần:TAN405
Bộ môn phụ trách:Bộ môn Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Viết 3 – TAN304
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- MÔ TẢ HỌC PHẦN
Cung cấp cho sinh viên kiến thức và cơ hội thực hành ngôn ngữ tiếng Anh tài chính cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp; cơ cấu hoạt động của thị trường tài chính; hình thức và ý nghĩa của các báo cáo tài chính cơ bản: bảng cân đối tài sản, bảng báo cáo thu nhập, bảng báo cáo luân chuyển tiền mặt; các phương pháp đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp; quản lý dự án đầu tư dài hạn; hai loại chứng khoán dài hạn cơ bản: cổ phiếu và trái phiếu; quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp và các khái niệm trong đầu tư ngắn hạn.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Sau khi kết thúc học phần môn học Ngôn ngữ kinh tế thương mại 5: Tài chính, người học sẽ đạt được:
3.1 Về kiến thức:
- Sử dụng tiếng Anh để trình bày những vấn đề cơ bản liên quan đến quản lý tài chính doanh nghiệp:
- Hoạt động của thị trường tài chính;
- Hình thức và ý nghĩa của các báo cáo tài chính cơ bản: bảng cân đối tài sản, bảng báo cáo thu nhập, bảng báo cáo luân chuyển tiền mặt;
- Các phương pháp đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp; quản lý dự án đầu tư dài hạn; hai loại chứng khoán dài hạn cơ bản: cổ phiếu và trái phiếu; quản lý tiền mặt trong doanh nghiệp và các khái niệm trong đầu tư ngắn hạn.
3.2 Về kỹ năng:
- Có khả năng đọc hiểu, viết và soạn thảo những loại báo cáo tài chính cơ bản, nhận xét tình hình tài chính chung của doanh nghiệp dựa trên các báo cáo tài chính cơ bản.
3.3 Về thái độ
- Đạo đức nghề nghiệp; Tác phong làm việc khoa học, kỷ luật, có hiệu quả.
4
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
HỌC PHẦN: NGÔN NGỮ KINH TẾ THƯƠNG MẠI 6 – HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (THE LANGUAGE OF ECONOMICS AND TRADE 6 – CONTRACT IN INTERNATIONAL TRADE)
Tên học phần: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại 6 – Hợp đồng Thương mại Quốc tế (The Language of Economics and Trade 6 – Contract in International Trade)
Mã học phần: TAN406
Khoa: Tiếng Anh Thương mại
Bộ môn phụ trách: Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Viết 3 (TAN304), Biên dịch 1 (TAN306)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: 1998
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ 2
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần được giảng dạy trong 03 tín chỉ bao gồm 02 nội dung sau đây:
- Trang bị cho người học một số vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng thương mại quốc tế, ngôn ngữ, văn phong, hình thức và những nguyên tắc cơ bản của soạn thảo một hợp đồng thương mại quốc tế.
- Trang bị cho người học các kỹ năng đọc hiểu và diễn giải một hợp đồng thương mại quốc tế.
- Trang bị cho người học kỹ năng dịch một hợp đồng thương mại quốc tế
- Hướng dẫn một số hợp đồng mẫu cho các loại hàng hoá.
- Hướng dẫn cách soạn thảo một hợp đồng thương mại quốc tế dựa trên hợp đồng mẫu của Phòng Thương mại quốc tế.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Sau khi kết thúc học phần môn học Ngôn ngữ Kinh tế Thương mại 6 – Giao tiếp kinh doanh, người học sẽ đạt được:
3.1. Về kiến thức:
- Hiểu biết các khái niệm, nguyên tắc cơ bản của giao tiếp và các ứng dụng của giao tiếp trong kinh doanh; Làm quen với ngôn ngữ hợp đồng bằng Tiếng Anh và ngôn ngữ đàm phán hợp đồng thương mại quốc tế; Hiểu biết một số luật vận dụng trong ký kết hợp đồng và tầm quan trọng của việc giành quyền soạn thảo hợp đồng và kỹ năng soạn thảo hợp đồng thương mại quốc tế bằng tiếng Anh.
3.2. Về kỹ năng:
- Có khả năng đọc hiểu và diễn giải những hợp đồng thương mại quốc tế; Có khả năng dịch một hợp đồng thương mại quốc tế từ TA sang TV hoặc ngược lại;
- Có khả năng soạn thảo hợp đồng dựa trên hợp đồng mẫu ICC của Phòng thương mại quốc tế.
3.3. Về thái độ:
- Hiểu được vai trò, tầm quan trọng, yêu cầu và nội dung của một hợp đồng. Yêu thích công việc diễn giải, soạn thảo hợp đồng và có ý thức về đạo đức nghề nghiệp.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ HỌC (Introduction to linguistics)
Tên học phần: Dẫn luận ngôn ngữ học (Introduction to linguistics)
Mã học phần: NGO203
Khoa: Quản trị kinh doanh
Bộ môn phụ trách: Phát triển kỹ năng
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: không
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành):12/2007
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm): 10/2017
- MÔ TẢ HỌC PHẦN
– Học phần này cung cấp cho sinh viên những kiến thức về bản chất, chức năng, nguồn gốc, sự phát triển của ngôn ngữ; đồng thời, cung cấp những kiến thức về từng bộ phận thuộc bình diện cấu trúc hoặc bình diện sử dụng của ngôn ngữ như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,…
– Mặt khác, môn học cũng cung cấp một số kiến thức về văn tự, về sự phân loại các ngôn ngữ trên thế giới để sinh viên có một cái nhìn khái quát về toàn cảnh các ngôn ngữ.
– Ngoài ra, môn học cũng bước đầu cung cấp cho sinh viên một số thao tác, kỹ năng đơn giản như: phân tích để nhận rõ và phân biệt được hệ thống và cấu trúc của ngôn ngữ, nhận diện và miêu tả các đơn vị ngữ pháp, phân tích ngữ âm học…
Tất cả những điều trên là cơ sở để sinh viên tiếp cận một ngoại ngữ một cách khoa học, hiệu quả. Vì vậy, đây là một môn học cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành Ngoại ngữ thương mại.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
Khi học xong học phần này, sinh viên được trang bị:
3.1.Về kiến thức:
– Hiểu những khái niệm căn bản về cấu trúc của ngôn ngữ, về từng bộ phận, từng mặt: ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp, … của ngôn ngữ.
– Hiểu những khái niệm mở đầu về bản thể của ngôn ngữ và một số vấn đề hữu quan như : giao tiếp, nhận thức, quan hệ ngôn ngữ và tư duy, văn tự, phân loại ngôn ngữ…
3.2.Về kĩ năng
– Nhận diện được các đối tượng nghiên cứu ứng với khái niệm được giới thiệu.
– Thực hiện được một số thao tác cụ thể, đơn giản trong phân tích, nhận diện các đơn vị ngôn ngữ, các bộ phận của ngôn ngữ.
3.3.Về thái độ
– Thông qua những dẫn chứng cụ thể về một số ngôn ngữ, đặc biệt là tiếng mẹ đẻ, sinh viên sẽ hiểu thêm về tiếng Việt dưới góc độ ngôn ngữ học. Qua đó, người học sẽ được bồi dưỡng và có thái độ đúng đắn cũng như tình yêu đối với tiếng mẹ đẻ.
– Thấy được tầm quan trọng của những kiến thức ngôn ngữ cơ bản khi tiếp cận với một ngoại ngữ bất kỳ, sinh viên sẽ tự tạo cho mình một thái độ đúng đắn và những hành vi phù hợp trong quá trình học tập.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (International Trade Negotiation)
Tên học phần: Giao dịch thương mại quốc tế (International Trade Transaction)
Mã học phần: TMA302
Khoa: Kinh tế và kinh doanh quốc tế
Bộ môn phụ trách: Giao dịch thương mại quốc tế
Số tín chỉ: 03
Điều kiện tiên quyết: Sinh viên đã hoàn thành các học phần Quan hệ kinh tế quốc tế, chính sách thương mại quốc tế
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
- 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Giao dịch thương mại quốc tế là một học phần bắt buộc, được thiết kế cho sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành của Đại học Ngoại thương. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng liên quan tới hoạt động thương mại trên thị trường thế giới. Môn học tập trung vào các phương thức tiến hành các giao dịch thương mại trong môi trường quốc tế phức tạp với những khác biệt về chính trị, kinh tế, chính sách thương mại, ngôn ngữ và văn hóa… Các giao dịch được tiến hành phù hợp với quy định và tập quán quốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau như mua bán trực tiếp, giao dịch qua trung gian, giao dịch tái xuất, mua bán đối lưu, đấu giá, đấu thầu và nhượng quyền thương mại.
Môn học được thiết kế cân bằng giữa mục tiêu cung cấp kiến thức lý thuyết căn bản, các tập quán và kỹ năng trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như mục tiêu nghiên cứu ở bậc học cao hơn tại Việt Nam và trên thế giới. Môn học đòi hỏi sinh viên áp dụng những kiến thức được học vào giải quyết các tình huống, tranh chấp và đưa ra kiến nghị cho các thương nhân. Chính vì thế, sinh viên được yêu cầu phải tiếp xúc với các thông tin và kiến thức về việc tiến hành các giao dịch thương mại quốc tế qua các kênh khác nhau.
Môn học giúp cung cấp cho thị trường lao động chất lượng cao các chuyên gia Kinh doanh quốc tế, có nghiệp vụ ngoại thương và kỹ năng giao dịch bằng ngoại ngữ, đặc biệt phù hợp với các vị trí làm việc liên quan đến giao dịch thương mại quốc tế tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty đa quốc gia.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
- Cung cấp kiến thức cơ bản, những vấn đề bản chất của Giao dịch thương mại quốc tế
- Hệ thống hóa kiến thức kinh tế, kinh doanh, pháp lý và văn hóa xã hội để sinh viên xây dựng và thực thi các phương thức tham gia thị trường thế giới.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản để sinh viên vận dụng chiến lược, chiến thuật và nghiệp vụ khác nhau trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
3.2. Về kĩ năng
- Kỹ năng vận dụng kiến thức lý luận để xây dựng phương án giao dịch thương mại quốc tế từ bước lựa chọn hàng hóa, phương thức và đối tác giao dịch thương mại quốc tế cho đến khi kết thúc và đánh giá hiệu quả giao dịch TMQT.
- Kỹ năng nhận biết và phân tích các giao dịch thương mại quốc tế.
- Kỹ năng vận dụng các kiến thức về thị trường hàng hóa, thị trường vận tải và thị trường tiền tệ nhằm thực hiện thành công các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, giải quyết tranh chấo phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
- Năng lực sáng tạo, đổi mới và linh hoạt khi tham gia các giao dịch thương mại quốc tế, xử lý những mâu thuẫn phát sinh và củng cố mối quan hệ kinh doanh với các đối tác trên thị trường thế giới.
- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm nhằm hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình giao dịch với nhiều đối tác đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
- Thành thạo kỹ năng giao tiếp và kỹ năng mềm trong các cuộc đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
3.3. Về thái độ
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức cá nhân trong quan hệ với đồng nghiệp, đối tác đến từ các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp về tuân thủ nguyên tắc tự do, tự nguyện, công bằng, tôn trọng lẫn nhau trong thương mại quốc tế.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức xã hội đó là chấp hành tốt pháp luật kinh doanh, tập quán và thói quen trong thương mại quốc tế, lợi ích kinh tế đi liền với bảo vệ con người và môi trường.
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Logistics và vận tải quốc tế (Logistics and international transporation)
Tên học phần: Logistics và vận tải quốc tế (Logistics and international transporation)
Mã học phần: TMA305
Khoa: Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Bộ môn phụ trách: Bộ môn Vận tải và Bảo hiểm
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Môn này phải học sau môn Giao dịch trong thương mại quốc tế TMA302, đồng thời phải được kế thừa những kiến thức của các môn học cơ sở như: Quan hệ kinh tế quốc tế KTE306, Chính sách thương mại quốc tế TMA301.
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
1.2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Học phần cung cấp cho sinh viên các lý thuyết căn bản về logistics và vận tải quốc tế. Đây là học phần nghiệp vụ trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên môn cơ bản trong kinh doanh quốc tế.
Đối tượng của học phần là nghiên cứu sự vận động của hàng hóa, nguyên liệu, bán thành phẩm trong quá trình mua sắm, sản xuất, lưu thông, phân phối nhằm đạt hiệu quả cao cao nhất đồng thời nghiên cứu sâu việc tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức vận tải khác nhau: đường biển, đường sắt, đường hàng không, container, vận tải đa phương thức.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
3.1. Về kiến thức
- Học phần logistics và vận tải quốc tế nhằm trang bị cho người học một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện các kiến thức nghiệp vụ chủ yếu về logistics và vận tải quốc tế.
- Trang bị kiến thức chuyên sâu, mang tính đặc thù của ngành logistics và vận tải quốc tế như: các nội dung cơ bản của một số nghiệp vụ chuyên chở hàng hóa, nguyên liệu, bán thành phẩm trong quá trình mua sắm, sản xuất, lưu thông, phân phối nhằm đạt hiệu quả cao cao nhất; đồng thời nghiên cứu sâu việc tổ chức chuyên chở hàng hóa bằng các phương thức vận tải khác nhau: đường biển, đường sắt, đường hàng không, container, vận tải đa phương thức.
3.2. Về kĩ năng:
- Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực logistics và vận tải quốc tế.
- Kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực logistics và vận tải quốc tế như phát hiện và hình thành vấn đề; tổng quát hóa vấn đề; kỹ năng đánh giá và phân tích định tính vấn đề; kỹ năng phân tích khi thiếu thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra giải pháp và kiến nghị.
- Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức trong lĩnh vực logistics và vận tải quốc tế.
- Kỹ năng tư duy một cách có hệ thống.
- Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động của các chính sách về logistics và vận tải quốc tế tới thị trường, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong lĩnh vực logistics và vận tải quốc tế.
- Kỹ năng tự chủ (bao gồm các kỹ năng tự học suốt đời, quản lý thời gian và tự chủ, thích ứng với sự phức tạp của thực tế, hiểu biết văn hóa, hiểu và phân tích kiến thức – kỹ năng của một cá nhân khác đề học tập suốt đời…)
- Kỹ năng làm việc theo nhóm (hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau)
- Kỹ năng giao tiếp (lập luận và sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương thức truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhận và tổ chức) và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực logistics và vận tải quốc tế..
3.3. Về thái độ
- Phẩm chất đạo đức của từng cá nhân (rèn luyện ý thức sẵn sàng đương đầu với các khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo…).
- Phẩm chất đạo đức và thái độ với xã hội (có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới).
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Bảo hiểm trong kinh doanh (Insurance in business)
Tên học phần: Bảo hiểm trong kinh doanh (Insurance in business)
Mã học phần: TMA402
Khoa: Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Bộ môn phụ trách: Bộ môn Vận tải và Bảo hiểm
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Giao dịch thương mại quốc tế TMA302 , Vận tải và giao nhận trong ngoại thương TMA304
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: (ghi rõ ngày/tháng/năm và số QĐ ban hành)
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung: lần thứ…..(số QĐ, ngày tháng năm)
1.2. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Nội dung học phần bảo hiểm trong kinh doanh bao gồm 8 chương, trong đó ngoài chương I là chương khái quát về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung, các chương II, III, IV, V, VI lần lượt giới thiệu về các nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt nam, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt. Chương VII nghiên cứu về tái bảo hiểm quốc tế và chương VIII tập trung giới thiệu về Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại Việt nam. Sinh viên sẽ được tiếp cận nội dung học phần chủ yếu dưới giác độ người đi mua bảo hiểm, cụ thể là các chủ hàng XNK đi mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức:
- Học phần bảo hiểm trong kinh doanh nhằm trang bị cho người học một cách có hệ thống, khoa học, toàn diện các kiến thức nghiệp vụ chủ yếu về bảo hiểm trong kinh doanh thương mại quốc tế.
- Trang bị kiến thức chuyên sâu, mang tính đặc thù của ngành bảo hiểm như: các nội dung cơ bản của một số nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ chính cũng như cách thức tiến hành khiếu nại đòi bồi thường trong bảo hiểm để đảm bảo hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
3.2. Về kĩ năng:
- Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực mua bán và kinh doanh bảo hiểm quốc tế.
- Kỹ năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực bảo hiểm như phát hiện và hình thành vấn đề; tổng quát hóa vấn đề; kỹ năng đánh giá và phân tích định tính vấn đề; kỹ năng phân tích khi thiếu thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đưa ra giải pháp và kiến nghị
- Kỹ năng nghiên cứu và khám phá kiến thức trong lĩnh vực bảo hiểm
- Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động của các chính sách về bảo hiểm tới thị trường, tình hình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp trên phạm vi quốc gia và quốc tế.
- Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong lĩnh vực bảo hiểm
- Kỹ năng tự chủ (bao gồm các kỹ năng tự học suốt đời, quản lý thời gian và tự chủ, thích ứng với sự phức tạp của thực tế, hiểu biết văn hóa, hiểu và phân tích kiến thức – kỹ năng của một cá nhân khác đề học tập suốt đời…)
- Kỹ năng làm việc theo nhóm (hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau)
- Kỹ năng giao tiếp (lập luận và sắp xết ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương thức truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhận và tổ chức) và kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong lĩnh vực bảo hiểm.
3.3. Về thái độ
- Phẩm chất đạo đức của từng cá nhân (rèn luyện ý thức sẵn sang đương đầu với các khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo…)
- Phẩm chất đạo đức và thái độ với xã hội (có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới)
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Tên học phần: QUAN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
International Economic Relations
Mã học phần: KTE 306
Khoa: Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Bộ môn phụ trách: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết: Kinh tế vi mô (KTE201); Kinh tế vĩ mô (KTE204)
Thời điểm thiết kế/ban hành lần đầu: ngày… tháng 8 năm 2017 theo QĐ số ….
Điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung:
- MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Môn học trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về, thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ quốc tế, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế về KHCN, các tổ chức và liên kết kinh tế quốc tế.
- MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN:
3.1. Về kiến thức
(1). Kết thúc học phần, sinh viên có khả năng hiểu, phân tích, giải quyết các vấn đề quản lý nhà nước trong quan hệ kinh tế quốc tế như: thương mại quốc tế, thương mại dịch vụ quốc tế, đầu tư quốc tế, hợp tác quốc tế về KHCN, các tổ chức và liên kết kinh tế quốc tế.
3.2. Về kĩ năng
(2) Học phần trang bị cho sinh viên kỹ năng tư duy một cách có hệ thống, nhận biết những vấn đề về quan hệ kinh tế quốc tế.
(3) Sinh viên có thể ứng dụng các kiến thức đã học vào phân tích, giải quyết các vấn đề quản lý nhà nước về quan hệ kinh tế quốc tế.
(4) Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực quan hệ kinh tế quốc tế thường xuyên biến động.
(5). Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức: Sinh viên sẽ có kỹ năng thu thập, phân tích và xử lý thông tin liên quan đến quan hệ kinh tế quốc tế.
(6). Khả năng nhận biết, phân tích bối cảnh, ngoại cảnh và những yếu tố tác động đến quan hệ kinh tế quốc tế.
(7). Năng lực sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, cập nhật và dự đoán xu thế phát triển của quan hệ kinh tế quốc tế.
Kỹ năng mềm:
(8). Kỹ năng tự chủ, thích ứng với sự phức tạp của thực tế.
(9). Kỹ năng làm việc nhóm (hình thành nhóm, duy trì hoạt động nhóm, phát triển nhóm và kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau).
(10). Kỹ năng quản lý và lãnh đạo (điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm và tập thể).
(11). Kỹ năng thuyết trình (lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức,…).
3.3. Về thái độ
(12). Sinh viên biết tuân thủ theo đúng quy định, pháp luật trong nước và quốc tế liên quan tới hoạt động thương mại quốc tế;
(13). Sinh viên được giáo dục và rèn luyện ý thức để sẵn sàng đương đầu với khó khăn, kiên trì có chính kiến và khả năng phản biện về các vấn đề liên quan đến chính sách thương mại quốc tế
(14). Biết xử lý hài hòa lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích quốc gia;
(15). Xác định đặc thù của nghề nghiệp;
(16). Đáp ứng các yêu cầu đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp
Các môn chung
- Học phần: Triết học Mác-Lênin
Học phần Triết học Mác- Lênin trình bày những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học – bộ phận lý luận nền tảng của chủ nghĩa Mác- Lênin. Đó là quan điểm duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; về phép biện chứng duy vật với tư cách là khoa học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển, về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, bao gồm các nguyên lý, quy luật và các cặp phạm trù; về lý luận nhận thức; về chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách là hệ thống những quan điểm duy vật biện chứng về xã hội, làm sáng tỏ nguồn gốc, động lực và những quy luật chung của sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người; và triết học về con người.
- Học phần: Kinh tế Chính trị Mác-Lênin
Học phần Kinh tế chính trị Mác- Lênin gồm 2 mảng lý luận cơ bản:
– Mảng lý luận kinh tế chính trị về kinh tế thị trường (chương 2,3,4) luận giải về học thuyết giá trị – lao động, học thuyết giá trị thặng dư, mối quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền, lý luận độc quyền, độc quyền nhà nước, bản chất các phạm trù kinh tế cơ bản của một nền kinh tế thị trường nói chung.
– Mảng những lý luận cơ bản về nền kinh tế thị trường có tính đặc thù ở Việt Nam (chương 5,6) làm rõ những vấn đề của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; việc giải quyết các quan hệ lợi ích; công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.
- Học phần: Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản, hệ thống về sự ra đời, các giai đoạn phát triển; đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học; luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế, chính trị – xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa lên hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện để sinh viên nghiên cứu các phạm trù tiếp theo của chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Học phần: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học.
– Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống những tri thức lịch sử lãnh đạo, đấu tranh và cầm quyền của Đảng; nhận thức rõ về Đảng với tư cách một Đảng chính trị – tổ chức lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
– Học phần giúp sinh viên nâng cao nhận thức về chính trị, nhận thức rõ những vấn đề lớn của đất nước, dân tộc trong mối quan hệ với những vấn đề của thời đại và thế giới; đồng thời góp phần giáo dục sâu sắc tinh thần yêu nước, ý thức, niềm tự hào, tự tôn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc.
- Học phần: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh giới thiệu hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đó là các quan điểm về vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc; về đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết quốc tế; về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam, về xây dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới; về đào tạo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện Việt Nam; về kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp và giải phóng con người.
- Học phần: Logic học và Phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học
Học phần Logic học và phương pháp học tập, nghiên cứu khoa học bao gồm hai phần:
Phần Logic học bao gồm những nội dung cơ bản về những hình thức cơ bản của tư duy và những quy luật cơ bản của tư duy.
Phần Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học gồm những cơ sở của hoạt động học tập, cách rèn luyện năng lực học tập và các phương pháp học tập ở bậc đại học; những nội dung cơ bản về nghiên cứu khoa học như phát hiện vấn đề khoa học, đặc điểm nghiên cứu khoa học, trình tự nghiên cứu khoa học, đề tài khoa học, giả thuyết khoa học, phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu khoa học…
Với vị trí là học phần mang tính đại cương, việc nắm được kiến thức, kỹ năng do học phần này cung cấp sẽ:
– Giúp người học có thói quen tư duy chính xác, lập luận chặt chẽ, có căn cứ; tránh tình trạng lập luận mơ hồ, không nhất quán trong tư duy.
– Giúp người học có những kiến thức cơ bản về các phương pháp học tập hiện đại và kỹ năng vận dụng các phương pháp này trong quá trình học tập.
– Giúp người học có một số kỹ năng cơ bản trong nghiên cứu khoa học, trực tiếp giúp sinh viên có khả năng thực hiện bài tiểu luận, đề tài khoa học trong quá trình học tập.
- Học phần: Kinh tế vi mô
Học phần nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản để nghiên cứu hành vi của các cá nhân, các doanh nghiệp và chính phủ trong điều kiện tài nguyên là khan hiếm. Từ đó giúp lý giải và lượng hóa mối quan hệ giữa các biến số kinh tế, đồng thời giúp xây dựng cách thức ra quyết định sản xuất và tiêu dùng một cách tối ưu nhất cho các chủ thể trong nền kinh tế.
- Học phần: Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô giới thiệu các nguyên lý cơ bản của kinh tế vĩ mô và cách áp dụng chúng trong thực tế. Để làm được điều này, trước hết học phần giúp cho sinh viên hiểu rõ các khái niệm cơ bản sau đó là các mô hình kinh tế vĩ mô cơ bản nhằm giúp sinh viên hiểu hoạt động của tổng thể cả nền kinh tế.
- Học phần: Phát triển kỹ năng
Đào tạo kỹ năng cho học sinh, sinh viên từ lâu đã trở thành một quy định bắt buộc đối với các trường học tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay từ những cấp học dưới, học sinh đã được tiếp cận, trang bị những kỹ năng cần thiết nhất cho cuộc sống cũng như trong học tập và tương lai. Đối với những cấp học cao hơn và đặc biệt là sinh viên đại học, việc đào tạo kỹ năng lại càng trở nên cần thiết để giúp các em tự nâng cao trình độ, tay nghề từ đó tạo ra nguồn lao động có kỹ năng, kiến thức đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. Bởi vậy, Ngân hàng thế giới đã gọi thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng – Skills Based Economy. Nhận biết rõ được tầm quan trọng của việc phát triển các kỹ năng cho sinh viên nhằm hỗ trợ việc học tập cũng như giảng dạy các môn học khác. Đồng thời, dựa trên kết quả khảo sát cựu sinh viên trong giai đoạn 2008 – 2012, đã chỉ ra rằng: sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp được trang bị đầy đủ kiến thức, ngoại ngữ nhưng lại thiếu nhiều kỹ năng, điển hình như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy tích cực, kỹ năng giao tiếp, phát triển năng lực cá nhân, kỹ năng tạo lập mối quan hệ… Trước những nhu cầu đó, tháng 10 năm 2010, Hiệu trưởng trường Đại học Ngoại thương đã quyết định chính thức thành lập Bộ môn Phát triển kỹ năng với mục đích đào tạo nhóm kỹ năng cơ bản: Phương pháp tư duy tích cực, kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp thuyết trình, kỹ năng viết tiếng Việt và kỹ năng làm việc nhóm.
- Học phần: Pháp luật đại cương
Học phần Pháp luật đại cương nhằm trang bị cho sinh viên các chuyên ngành những kiến thức pháp lý cơ bản, làm nền tảng để học các học phần pháp luật khác nguồn gốc, bản chất của nhà nước và pháp luật; đặc điểm của nhà nước và pháp luật chiếm hữu nộ lệ, phong kiến, tư sản và XHCN; những khái niệm cơ bản trong hệ thống pháp luật XHCN (hệ thống pháp luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luận, quan hệ pháp luật…). Bên cạnh đó, học phần cũng trang bị cho sinh viên một số vấn đề cơ bản về pháp luật dân sự Việt Nam (quan hệ pháp luật dân sự, quyền sở hữu, nghĩa vụ và hợp đồng…); quan hệ pháp luật giữa các chủ thể thuộc phạm vi điều chỉnh của công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế.
- Học phần: Tin học
Môn Tin học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tin học: Khái niệm về thông tin, xử lý thông tin, Hệ điều hành Windows, Mạng máy tính và Internet, Các kỹ năng soạn thảo và trình bày văn bản Word; Sử dụng thành thạo bảng tính Excel giải quyết các bài toán kinh tế, Thiết kế các thuyết trình. Thông qua các bài lý thuyết và thực hành các bài toán thực tế sinh viên nắm chắc và thấy rõ sự cần thiết của công nghệ thông tin trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.